Sự kiện hot
5 năm trước

Hệ lụy từ dự án treo ở Nghệ An: Dân bất an, chính quyền địa phương bất lực

Sau gần 7 năm mỏi mòn chờ dự án, không chỉ các hộ dân thuộc xã Tiến Thành và Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đang trong cảnh "tiến thoái lưỡng nan", mà ngay cả chính quyền địa phương nơi đây cũng bất lực bởi hệ lụy từ dự án "Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng".

Mỏi mòn vì dự án trên giấy

Với mục tiêu tiêu trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác cây keo và cao su nhằm tạo việc làm cho người dân trong khu vực, cũng như góp phần bảo vệ môi trường, chống sói mòn, ổn định cho sản xuất về nông, lâm nghiệp, dự án “Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng” được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch theo quyết định số 1298/QĐ - UBND ngày 11/4/2013.

Dự án có quy mô tổng diện tích 1.221,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 73,89 ha, đất lâm nghiệp là 1.109 ha và đất thổ cư 38,67 ha, thuộc 2 xã Tân Thành và Tiến Thành do Tổng Công ty HTKT Việt - Lào làm chủ đầu tư, với thời gian 70 năm hoạt động và 36 tháng tiến độ thực hiện.

6-bat-cap-du-an-o-yen-thanh-1565738469
Đất bỏ hoang nhưng người dân không có đất sản xuất

Quyết định là vậy, nhưng kể từ đó đến nay, đã gần 7 năm trôi qua, chủ đầu tư vẫn chưa có động thái gì, cũng không thực hiện một công đoạn nào từ việc quy hoạch đến việc đền bù giải phóng mặt bằng, khiến người dân nơi đây phải sống trong cảnh ‘dở khóc, dở cười’ bởi không thể đầu tư sản xuất, xây dựng nhà cửa do vướng quy hoạch.

Tiếp xúc với các hộ dân ở đây, ai cũng rất bức xúc về tiến độ triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư.

Bà Trần Thị Thu (SN 1961) trú tại xóm 5 xã Tân Thành chia sẻ: Gia đình tôi có 7 thành viên đang sinh sống trong căn nhà cấp bốn đã xuống cấp được xây dựng từ nhiều năm trước. Dù gia đình bà muốn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp nhà ở và xây dựng trang trại cố định để phát triển chăn nuôi, nhưng do vướng vào quy hoạch của dự án, nên muốn làm gì cũng không được, có thời gian còn phải bỏ hoang một số diện tích, mặc dù đã nhiều lần gia đình kiến nghị lên chính quyền địa phương xã Tân Thành.

Theo bà Thu, hiện gia đình bà có tổng toàn bộ diện tích khoảng 9ha, được khai hoang và canh tác vào năm 1985. Trong đó có 5 ha diện tích đất được trồng tràm, 4 ha diện tích đất được trồng cam, quýt và chăn nuôi trâu, bò, lơn, gà... nếu được đầu tư chuồng trại đàng hoàng, mỗi năm vào mùa cũng thu hoạch hàng chục triệu đồng, nhưng gia đình không giám đầu tư.

received_1173862576146759
Đất bỏ hoang nhưng người dân không có đất sản xuất

Như muốn cởi bỏ những bức xúc trong lòng, ông Trần Quốc Lục - người dân xóm 13, xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tâm sự: "Chú biết đó, ông cha bảo rằng có ‘an cư thì mới lạc nghiệp’, nhưng bây giờ mặc dù nhà cửa đã xuống cấp, gia đình muốn xây dựng, sữa chữa gì cũng đành chịu. Trước đây, ở vùng đất này người dân sản xuất ổn định. Từ khi dự án về đây, người dân không có đất sản xuất, nhiều năm cứ trong tâm trạng thấp thỏm chờ đợi".

Cùng tâm trang với các hộ dân nơi đây, bà Nguyễn Thị Thơm, trú tại xóm Tân Hoa xã Tân Thành chia sẻ: 'Từ nhiều năm nay gia đình tôi đang sinh sống trong căn nhà cấp bốn đã xuống cấp. Do nằm trong quy hoạch của dự án nên việc tu sửa, xây dựng nhà cửa, xây dựng chuồng trại đầu tư phát triển sản xuất cũng không thể. Để giải quyết các vướng mắc trên, tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, thế nhưng đến nay chủ đầu tư dự án vẫn chưa có động thái gì, điều này càng làm cho gia đình tôi và các hộ dân khác hết sức bức xúc...'.

Chính quyền địa phương bất lực

Để tìm hiểu rõ các vướng mắc liên quan đến dự án, phóng viên Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Trần Duy Liêm - Chủ tịch UBND xã Tân Thành, ông Liêm cho biết: Năm 2013 từ khi có quyết định phê duyệt dự án về địa phương, tưởng chừng như dự án sẽ giúp người dân có thêm việc làm ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế, thay đổi thêm diện mạo. Tuy nhiên mọi việc hoàn toàn ngoài sự mong đợi, đến nay đã gần 7 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai. Với từng đó thời gian đồng nghĩa với việc kéo theo nhiều hệ lụy, bất cập cho người dân.

received_1384882055019479
Đất bỏ hoang nhưng người dân không có đất sản xuất

Trên tổng số diện tích 1.221,6 ha đất của dự án, thì diện tích 700 ha thuộc xã Tân Thành và 4 ha diện tích đất thuộc xã Tiến Thành. Với số diện tích trên của gần 200 hộ dân có đất đang quản lý, sử dụng, sản xuất và một phần đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Thành quản lý. Đây là khu vực thuộc vùng kinh tế mới (Tây hòa xướng) của xã Tân Thành, với diện tích 700 ha gần như tương đương diện tích đất của một xã đồng bằng, ông Liêm cho biết thêm.

Trả lời Nhadautu.vn, ông Nguyễn Vương Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: “Qua báo cáo của chính quyền xã, huyện cũng đã nắm bắt được các ý kiến của người dân. Phía huyện đã nhiều lần kiến nghị lên UBND tỉnh. Nếu chủ đầu tư vẫn duy trì dự án thì phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để người dân yên tâm, ổn định sản xuất, không để lãng phí tài nguyên. Trường hợp chủ đầu tư không tiếp tục dự án, đề nghị UBND tỉnh thu hồi, trả lại đất cho địa phương quản lý để có kế hoạch phát triển kinh tế”.

Được biết, trong lúc người dân đang phân tâm không dám đầu tư để tăng gia sản xuất dẫn đến nhiều vùng đất bị bỏ hoang và gây nhiều bức xúc, ngày 02/2/2015 UBND huyện Yên Thành có công văn số 142/UBND.TN gửi UBND tỉnh Nghệ An và Tổng công ty HTKT Việt - Lào, về việc sử dụng đất của dự án. Công văn có đề cập đến việc “Để tránh dự án treo, UBND huyện Yên Thành kính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Tổng công ty HTKT Việt - Lào sớm trả lời bằng văn bản để UBND huyện Yên Thành nắm để có cơ sở trả lời cho người dân, hạn chế bức xúc của người dân trong vùng dự án”. Tuy nhiên, mọi việc đều rơi vào im lặng.

received_455320555370256
Đất bỏ hoang nhưng người dân không có đất sản xuất

Mãi đến 4 năm sau, ngày 21/9/2018 UBND huyện Yên Thành mới nhận được công văn số 7262/UBND - CN của UBND tỉnh Nghệ An, do Phó Chủ tịch Đinh Viết Hồng (nay đã nghỉ hưu) ký về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời đồng ý tiến độ dự án thực hiện chậm nhất đến ngày 30/6/2019 phải hoàn thiện thủ tục giao đất; tiến hành xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ dự án, hoàn thiện quy hoạch các khu vực cây trồng đến tuổi và tiến hành trồng mới trước ngày 30/12/2020.

Cũng theo ông Nguyễn Vương Ngọc, đến nay đã quá thời gian phải hoàn thiện thủ tục giao đất theo công văn số 7262/UBND - CN như UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo. UBND huyện Yên Thành mong muốn Tổng công ty HTKT Việt - Lào trả lời dứt điểm, và UBND tỉnh Nghệ An có hướng xem xét làm các thủ tục thu hồi dự án, để dành cho các doanh nghiệp khác có tiềm năng vào đầu tư, tránh gây lãng phí nguồn lực đất đai, giải quyết những bất cập cho người dân.

Sỹ Tân
Theo Nhà đầu tư

Từ khóa: