Các nhà thiên văn học Nhật Bản cho rằng cuối cùng đã khám phá được hình dạng thực sự của siêu tân tinh, chỉ vụ nổ kinh thiên động địa trong vũ trụ khi một ngôi sao tự kết liễu cuộc đời.
Các nhà thiên văn học Nhật Bản cho rằng cuối cùng đã khám phá được hình dạng thực sự của siêu tân tinh, chỉ vụ nổ kinh thiên động địa trong vũ trụ khi một ngôi sao tự kết liễu cuộc đời.
Trong một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia đã sử dụng kính viễn vọng Subaru để thực hiện các cuộc quan sát quan trọng để đưa đến kết luận về cấu trúc của một vụ nổ sao băng.
Vụ nổ 3 chiều (trái) và giả thuyết vụ nổ lưỡng cực - Ảnh: NAOJ
Những ngôi sao có tỉ số khối nặng hơn 8 lần mặt trời sẽ chấm dứt cuộc đời một cách hoành tráng trong vụ nổ gọi là siêu tân tinh, hay sao băng.
Tuy nhiên, diễn biến của hiện tượng này vẫn là điều bí ẩn đối với giới khoa học, một phần không dễ gì quan sát được những vụ nổ kiểu này trong đời thực.
Do hầu hết các vụ nổ siêu tân tinh xảy ra ở các thiên hà cách vài triệu hoặc vài trăm triệu năm ánh sáng, chúng chỉ giống như một chấm sáng nhỏ khi lọt vào tầm quan sát của kính viễn vọng trái đất, dù vật chất được phóng đi với tốc độ 10.000 km/giây.
Sử dụng mô hình máy tính, với dữ liệu thu thập được từ hai vụ nổ trên thực tế, trưởng nhóm Masaomi Tanaka của Đài Quan sát Thiên văn Nhật Bản cho hay, nhóm ông ủng hộ thuyết về vụ nổ 3 chiều của siêu tân tinh, thay cho giả thuyết được chấp nhận rộng rãi lâu nay là vụ nổ lưỡng cực, tức 2 chiều.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien