Sự kiện hot
3 năm trước

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng: Vẽ trực họa tạo nên giá trị nghệ thuật cao

“Trực họa luôn là trải nghiệm sáng tác đầy thú vị và giàu cảm xúc, mang đến nguồn năng lượng dồi dào và mới mẻ. Ðiều này không chỉ giúp các họa sĩ rèn luyện kỹ năng xử lý chất liệu, màu sắc, nâng cao tay nghề, mà quan trọng hơn - duy trì cảm xúc, cảm hứng sáng tạo”. Đó là chia sẻ của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng.

Vào những ngày cuối mùa thu, khi đất trời đang dần chuyển giao mùa, chúng tôi tìm tới gia đình của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng nằm trên phố Lạc Long Quân, quận Tây Hồ (Hà Nội). Đúng với chất nghệ sĩ, bắt gặp chúng tôi bằng những nụ cười sảng khoái và những cái bắt tay thân thiện từ ông một trong những họa sĩ đã dành cả cuộc đời cống hiến vì nền nghệ thuật hội họa Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng trong chuyến đi vẽ trực họa trên sông Nho Quế (tỉnh Hà Giang).

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng trong chuyến đi vẽ trực họa trên sông Nho Quế (tỉnh Hà Giang).

Bằng những sự trải lòng từ ông trong cuộc trò chuyện với chúng tôi khi nói về giá trị nghệ thuật và con đường đam mê đến với hội họa, đã được nung nấu thôi thúc trong con người ông ngay từ thuở nhỏ, ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Ngay từ thuở bé vào năm 1964 ông đã tham gia cuộc thi Triển lãm tranh thiếu nhi của Báo Thiếu niên Tiền Phong với chủ đề “Tuổi nhỏ chống Mỹ cứu nước” và giành được giải thưởng. Chính từ cuộc thi đã này đã tạo nên tiền đề hình thành và động viên thôi thúc ông đến với nghệ thuật hội họa say mê vẽ suốt ngày suốt đêm với bất cứ những gì mình cảm nhận và để rồi tạo nên một họa sĩ tài hoa như bây giờ.

Cho đến mãi sau này, khi chiến tranh kết thúc đất nước thống nhất, ông đã theo học một số trường chuyên ngành Sư phạm, sau khi tốt nghiệp ông xung phong về công tác và giảng dạy tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. Cũng từ môi trường được phân công giảng dạy một số môn năng khiếu tại đây, ông đã như “cá về với nước”, được sống và làm việc đúng với môi trường nghệ thuật hội họa, thế nên ông đã phát huy tối đa được thế mạnh của mình.

Để trau dồi thêm kiến thức hội họa chuyên môn cao, trong quá trình công tác ông tiếp tục tu luyện theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, chuyên ngành Thiết kế và Trang trí nội thất thời gian được học và đào tạo rất bài bản rất nhiều kiến thức chuyên sâu trong đó có cả lĩnh vực hội họa.

Trải qua hơn nửa thế kỷ làm nghề, họa sĩ Quốc Thắng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong hội họa. Đặc biệt phải kể đến với cương vị là người Thầy đã đào tạo được những thế hệ học trò xuất sắc như: Nhà điêu khắc Nguyễn Huy Tính, Đoàn Ngà, Đỗ Văn Cường và nghệ sĩ Linh Tâm…

Năm 2014, ông nghỉ hưu theo chế độ, về với đời thường. Không an nghỉ tuổi già như bao thế hệ cùng trang lứa, ông lại say mê vào nghệ thuật cống hiến hết mình cho hội họa “như máu chảy trong con người ông”.

Đến nay, ông đã có hàng chục tác phẩm được tham dự triển lãm cùng các họa sĩ chuyên nghiệp Việt Nam xuất thân từ các trường mỹ thuật danh tiếng trong và ngoài nước, Hội Mỹ Thuật Việt Nam như: Triển lãm “Giao mùa; Tranh và Tượng; Xuân; Mở…” đã gặt hái được nhiều thành công và đạt dấu ấn.

Cán bộ văn hóa xã Khâu Vai đón nhận tác phẩm “Nho Quế mùa thu” của tác giả họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng để trưng bày tại nhà văn hóa người Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Cán bộ văn hóa xã Khâu Vai đón nhận tác phẩm “Nho Quế mùa thu” của tác giả họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng để trưng bày tại nhà văn hóa người Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Trao đổi với họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng, nguyên giảng viên thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, để hiểu về hoạt động trực họa (nói nôm na là vẽ trực tiếp), cho biết: “Người ta bảo Tự nhiên là ông thầy của Nghệ thuật, việc vẽ trực họa liên tục rõ ràng mang lại rất nhiều hiểu biết về hình khối, không gian, không khí, màu sắc và cấu trúc, bố cục, và tất nhiên cũng mang lại nhiều cảm hứng và ý tưởng sáng tác mới. Những trường phái nghệ thuật từ cổ điển đến Ấn tượng (Hiện đại) đều có dựa trên tư liệu trực họa”.

Việc vẽ theo trí tưởng tượng sẽ mang nặng chủ quan và cá tính sáng tạo của tác giả hơn là trực họa, dù rằng trực họa cũng có điều đó. Từ lúc đi học, mỗi năm chúng tôi có khoảng một vài tháng để đi ghi chép trực họa ở một địa phương nào đó. Sau khi ghi chép, ký họa rất nhiều, chúng tôi lại trở về và tìm tòi những bố cục tranh. Việc tìm bố cục này không sử dụng tư liệu ghi chép, nó chỉ thường được dùng để lấp đầy vào những thiếu hụt chi tiết cụ thể sau đó.

Khi tìm bố cục, ý tưởng sáng tác, những ghi chép và hiểu biết về vùng đất đó sẽ lắng chìm xuống, quên đi. Nó chỉ còn là một cảm xúc lớn, bao quát, những ấn tượng mơ hồ được tạo dựng trở lại trong một bố cục chỉ gồm ngôn ngữ cơ bản hội họa (đường nét, mảng sáng tối, hướng, hòa sắc).

Sau khi chọn được một bố cục ưng ý, một bố cục trừu tượng mang lại cảm xúc của khí hậu vùng đất đó, nhạc tính của nhịp sống hay hoạt động công việc, bình an hay vội vã, ướt át hay khô cằn, vắng lặng mênh mông hay sự đều đặn, chật chội công nghiệp, tốc độ nhanh hay chậm… chúng tôi sẽ một lần nữa đưa vào đó những hình hài, sự vật, câu chuyện có nghĩa cụ thể.

Với hội họa của mình, tôi muốn thế giới hiện thực đi qua tôi và chỉ còn lại những biểu hiện tinh thần cơ bản và chắc lọc nhất, một hiện thực được soi rọi từ tâm trí của mình, để trả lời những câu hỏi nội tâm và tìm kiếm cho nó sự cân bằng. Tôi coi hiện thực bên ngoài như vật liệu thô để sử dụng cho sáng tạo, những sáng tạo mang rõ được cá tính riêng biệt của một nhân vị sáng tạo.

Đặc biệt, vẽ trực họa rèn luyện và trau dồi cho tôi những khả năng nhìn nhận, màu sắc lẫn bút pháp trước sự vật hay hiện tượng mà tôi đang vẽ, từ đó giúp tôi có nhiều cảm hứng hơn khi sáng tác ở studio.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng cho biết, bức tranh

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng cho biết, bức tranh "Ban Mai Xanh" chính là sự khác biệt, cá tính sáng tạo tạo cho ông cảm xúc mới lạ và cũng là kỉ niệm mà ông khó có thể quên được.

Chủ đề trực họa của tôi luôn là phong cảnh thiên nhiên. Dành khoảng thời gian nhất định vẽ ngoài trời cũng là phương thức cân bằng cực kỳ hiệu quả. Và lúc này, cảm xúc chính là yếu tố quan trọng nhất khi tôi cảm nhận về mẫu vật./.

Theo Sơn Thủy

KTĐU

Từ khóa: