Sự kiện hot
15 giờ trước

Hiệp hội thiết kế mẫu và sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam đề xuất và đồng hành cùng Cục Phổ biến và Giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo "Các quy định pháp luật về ngành nghề chăm sóc sắc đẹp”

Vừa qua, ngày 23/12, Hiệp hội thiết kế mẫu và sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam đề xuất và đồng hành cùng Cục Phổ biến và Giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo "Các quy định pháp luật về ngành nghề chăm sóc sắc đẹp”.

Đây là diễn đàn để doanh nghiệp được trao đổi, tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan và định hướng cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề chăm sóc sắc đẹp. Đồng thời, tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, tổ chức đại diện doanh nghiệp chia sẻ thông tin, nắm bắt tình hình, kiến nghị, đề xuất để tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

Tham dự hội thảo có TS. Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục Pháp luật; TS. Lê Quỳnh Hoa - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục Pháp luật; TS. Trần Văn Duy - Phó Chánh Văn phòng, Cục Phổ biến, Giáo dục Pháp luật; TS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, (Bộ Y tế); TS. Nguyễn Minh Phương - Phó Cục trưởng Cục Xử lý Vi phạm Hành chính và Theo dõi Thi hành Pháp luật, Bộ Tư pháp; TS. Bùi Thanh Minh - Phó Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV); PGS. TS Lê Huyên - Chủ tịch Hiệp hội thiết kế mẫu và sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam cùng đại diện các hiệp hội, viện nghiên cứu và hơn 100 chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Quang cảnh Hội thảo. 

Quang cảnh Hội thảo. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục pháp luật, nhấn mạnh rằng chăm sóc sắc đẹp không chỉ đơn thuần mang tính thẩm mỹ mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh và hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ nhằm đảm bảo an toàn cộng đồng, duy trì trật tự kinh doanh và ngăn ngừa các rủi ro tiềm tàng.

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục pháp luật, phát biểu khai mạc hội thảo.

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục pháp luật, phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo này là một phần của Kế hoạch triển khai hoạt động năm 2024 thuộc Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025. Sự kiện tạo cơ hội để các doanh nghiệp tìm hiểu quy định pháp luật, giải quyết vướng mắc và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các cơ quan chức năng và tổ chức đại diện doanh nghiệp chia sẻ thông tin, đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật.

TS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết hiện nay có nhiều sai phạm trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, bao gồm: Cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không phép; Hoạt động vượt quá phạm vi chuyên môn; Không đáp ứng điều kiện pháp lý và cơ sở vật chất; Sử dụng nhân sự không đủ trình độ chuyên môn hoặc không có giấy phép hành nghề.

TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu chia sẻ tại Hội thảo. 

TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu chia sẻ tại Hội thảo. 

Ngoài các cơ sở được cấp phép, nhiều cơ sở thẩm mỹ "chui" vẫn tồn tại, núp bóng dưới danh nghĩa spa, viện thẩm mỹ hoặc dịch vụ chăm sóc da và tóc. Điều đáng lo ngại là nhân lực tại các cơ sở này thường thiếu đào tạo bài bản, dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho khách hàng. Đặc biệt, khi bị thanh tra, nhiều cơ sở không hợp tác, gây khó khăn trong công tác quản lý.

TS. Nguyễn Trọng Khoa cho rằng cần đẩy mạnh rà soát, bổ sung và sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, tập huấn cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân cũng cần được chú trọng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát sẽ tiếp tục được tăng cường để xử lý nghiêm các vi phạm.

TS. Lê Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục Pháp luật, đã chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra kiến nghị và giải pháp thực tiễn tại hội thảo.

TS. Lê Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, Giáo dục Pháp luật, đã chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra kiến nghị và giải pháp thực tiễn tại hội thảo.

Hội thảo cũng ghi nhận các ý kiến từ TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp giới thiệu quy định về xử lý vi phạm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với các doanh nghiệp làm đẹp và TS. Bùi Thanh Minh, Phó trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) trình bày về xu hướng chuyển đổi xanh và khuyến nghị cho doanh nghiệp ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp. 

Bà Bùi Thị Thu Trang - Giám đốc Công ty Mỹ phẩm quốc tế Sol chia sẻ tại Hội thảo

Tại phần chia sẻ này bà Bùi Thị Thu Trang - Giám đốc Công ty Mỹ phẩm quốc tế Sol chia sẻ: Doanh nghiệp cần hiểu đúng để làm đúng về các quy định pháp lý, và rất mong muốn bộ tiêu chí về việc đáp ứng các tiêu chí xanh trong sản xuất ngành làm đẹp ra đời để minh bạch hóa thị trường, tránh việc quảng cáo nhập nhắng ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu rộng về nhiều vấn đề quan trọng, nổi bật là việc xử lý vi phạm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với các cơ sở làm đẹp hoạt động sai phạm, và định hướng xây dựng bộ tiêu chí doanh nghiệp xanh cho ngành chăm sóc sắc đẹp. Những vấn đề này không chỉ mang tính cấp thiết trong bối cảnh ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và uy tín của ngành thẩm mỹ tại Việt Nam.

Cụ thể, việc xử lý vi phạm hành chính và áp dụng trách nhiệm hình sự được xem như biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định pháp luật, từ việc hoạt động không phép đến sử dụng nhân lực không đủ trình độ chuyên môn. Các đại biểu nhấn mạnh rằng, những hình thức xử lý này cần được áp dụng nghiêm minh để tạo sức răn đe, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.

Bên cạnh đó, định hướng xây dựng bộ tiêu chí doanh nghiệp xanh được đánh giá là bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp làm đẹp. Những tiêu chí này không chỉ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của các cơ sở kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hội thảo không chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề mà còn là diễn đàn để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức đại diện chia sẻ kinh nghiệm, kiến nghị và giải pháp thực tiễn. Những kết quả và đề xuất từ hội thảo được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Ông Đặng Việt Cường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam
Ông Đặng Việt Cường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 1

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 2
PGS. TS Lê Huyên - Chủ tịch Hiệp hội thiết kế mẫu và sáng tạo Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo. Đây cũng là đơn vị đề xuất và đồng hành cùng Cục Phổ biến và Giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo "Các quy định pháp luật về ngành nghề chăm sóc sắc đẹp”.

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 3

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 4

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 5

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 6

Hội thảo “Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp” - Ảnh 8

Trần Phong
Theo KTĐU

Từ khóa: