Sự kiện hot
3 năm trước

Hội thảo thường niên cổ phiếu bất động sản: “Chiến lược đầu tư thời Covid 19”

Sáng 18/11, Tạp chí Thương Gia phối hợp với Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam và Tổng đài Địa ốc Việt Nam tổ chức Hội thảo thường niên cổ phiếu bất động sản lần thứ 4: “Chiến lược đầu tư thời Covid 19” tại Khách sạn Palace Sài Gòn (số 66 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM). Sự kiện thu hút nhiều chuyên gia, diễn giả cùng hơn 200 nhà đầu tư đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tài chính.

Sau dịch Covid-19, bất động sản ấm trở lại

Ông Park Won Sang, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, năm 2020 vừa qua với đại dịch Covid-19 đang dần khép lại, các doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng để khắc phục ảnh hưởng do Covid-19 để lại.

Năm 2019 là giai đoạn mà thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. theo kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 10 được lập vào năm 2016 (giai đoạn 2016-2020) Việt Nam Tập trung vào việc cải tiến và mở rộng môi trường xây dựng điển hình như hệ thống cơ sở hạ tang đô thị, sửa đổi đạo luật ODA…

Hội thảo thường niên cổ phiếu bất động sản lần 2 năm 2020 với chủ đề "Chiến lược đầu tư thời Covid-19" do Tạp chí Thương Gia tổ chức vào sáng 18/11 tại TP.HCM.

Việt Nam là quốc gia mà có ba động lực tăng trưởng bất động sản chính đó là cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hoá và tốc độ tang trưởng kinh tế. Vì vậy cú sốc ngắn hạn từ Covid-19 là không thể tránh khỏi nhưng thị trường bất động sản được kì vọng sẽ phục hồi trong trung và dài hạn do nguồn cung hạn chế.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản trong 5 năm qua có rất nhiều biến động, trong giai đoạn 2016-2017, thị trường bất động sản phát triển rất tích cực, cả về quy mô thị trường, số lượng dự án, sản phẩm nhà ở và giao dịch. Bước sang giai đoạn 2018-2020, thị trường bất động sản bị sụt giảm rất lớn cả về quy mô, về số lượng dự án, số lượng sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường và số lượng giao dịch.

Đáng lưu ý là tình trạng “lệch pha cung-cầu” ngày càng rõ rệt, biểu hiện ở tình trạng rất thiếu nguồn cung nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, đi đôi với đó là thừa nguồn cung sản phẩm nhà ở cao cấp, sản phẩm lưu trú du lịch (condotel).

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu vẫn lạc quan dự báo, từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu (cũng là thời điểm vàng) và cả năm 2021. Thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, do có những tác động tích cực từ việc cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 và Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới.

Riêng tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa, sẽ tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn, cả trong trung hạn và dài hạn, với những lực gia tốc mới.

“Thế nhưng, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương trong khâu thực thi pháp luật, tháo gỡ ách tắc cho các dự án đầu tư, dự án nhà ở thương mại, để thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ đề ra, vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế vững chắc”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu cũng kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở; tháo gỡ vướng mắc về thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và gỡ vướng về phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 sau khi nhà đầu tư đã có quyết định chủ trương đầu tư của UBND thành phố.

Đồng thời, cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở được khởi công xây dựng các công trình, tiến hành thủ tục tính tiền sử dụng đất dự án; đẩy nhanh quy trình, thủ tục xác định tiền sử dụng đất dự án nhà ở. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận (sổ hồng) cho người mua nhà dự án nhà ở thương mại.


Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản

Theo ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam, giữa bối cảnh, tình hình thị trường hiện tại thì cổ phiếu bất động sản nhà ở cần tìm hướng đi mới.

Xét đến các yếu tố thuận lợi, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh nhất Asean. Cùng với việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị bất động sản và đẩy nhanh sự liên kết các đô thị.

Một thuận lợi khác là những chính sách giảm lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức hấp dẫn và chúng ta cũng đang kì vọng vào sự thay đổi pháp lý để gỡ vướng mắc nguồn cung của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang quyết tâm điều chỉnh về chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Cũng theo ông Trương Hiền Phương, thị trường bất động sản của chúng ta không bi quan bởi tỷ lệ tiêu thụ của mỗi đợt mở bán đều rất khả quan.

Cụ thể, theo báo cáo về thị trường bất động sản của CBRE, tỷ lệ tiêu thụ cả Hà Nội và TP.HCM luôn ở múc ổn định. Riêng tại TP.HCM, nguồn cung căn hộ hộ mở bán hầu như không đáp ứng nhu cầu, lượng tiêu thụ luôn ở mức cao, vượt nguồn cung.

Ngoài ra, ở góc độ kết quả kinh doanh, doanh thu của năm nay sụt giảm so với cùng kì năm trước, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng, chỉ riêng thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng. Mặc dù, doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận của các công ty bất động vẫn có mức tăng trưởng ổn định.

Còn ở góc độ chỉ số tài chính, nhóm cổ phiếu bất động sản được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn mỗi đồng cổ tức nhận được. Theo đó, trung bình ngành trong nước có chỉ số P/E của các ngành bất động sản thấp hơn so với toàn thị trường. Cụ thể, chỉ số P/E của ngành bất động sản, TTM (11.1)/2020F (16.4)/2021F (9.8); chỉ số P/B, TTM (2.0)/2020F (3.3)/2021F (2.6).

Cũng chia sẻ với các nhà đầu tư tại hội thảo, ông Trương Hiền Phương đánh giá cao về cổ phiếu bất động sản công nghiệp.

Ông Lê Hoàng Châu vẫn lạc quan dự báo, từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu (cũng là thời điểm vàng) và cả năm 2021. Thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, do có những tác động tích cực từ việc cả nước kiểm soát quả đại dịch Covid-19 và Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới.

Theo đó, điểm mạnh của Việt Nam, quy hoạch khu công nghệp trải dài cả ba miền để tận dụng các cảng biển. Cụ thể, Việt Nam có 336 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất khu công nghiệp là 97.800ha. Trong đó, có 261 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích cho thuê 66.000ha, chiếm tỷ lệ 76% lấp đầy.

Cùng với đó, chúng ta có nhiều thuận lợi để lạc quan để đón đầu ngọn gió cổ phiếu bất đất sản công nghiệp, nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh nhất Asean; các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc cam kết tăng cường đầu tư vào Việt Nam và kể cả các chủ tịch tập đoàn lớn cũng mạnh mẽ cam kết đầu tư vào Việt Nam.; làn sóng dịch chuyển sản xuất từ doanh nghiệp FDI điện tử, công nghệ ở Trung Quốc ra Đông Nam Á và bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm đến của làn sóng này; nguồn cung chưa thể mở rộng nhanh chóng, giá thuê sẽ tăng mạnh cho các khu công nghiệp hiện hữu.

“Xét về thị trường cho thấy, bất động sản được xem là “bất khả chiến bại” bởi tỷ lệ hấp thụ ở cá khu kinh tế trọng điểm rất tích cực và giá thuê mới cũng tăng tốt. Cụ thể, tính đến Quý 3/2020, đất công nghiệp cho thuê tại TP.HCM, Đồng Nai, Long An tăng 20 – 30% so với năm trước”, ông Trương Hiền Phương nhấn mạnh.

Đăng Trung

Theo KTĐU

Từ khóa: