Bài toán tái cấu trúc của hệ thống NH VN đang được đặt ra, không bao gồm phá sản các NH. Và Thống đốc NHNN đã giữ đúng lời hứa, “không để đổ vỡ bất cứ NH nào”. Thương vụ hợp nhất ba ngân hàng đầu tiên trên thị trường tài chính VN đã chứng tỏ điều đó.
Bài toán tái cấu trúc của hệ thống NH VN đang được đặt ra, không bao gồm phá sản các NH. Và Thống đốc NHNN đã giữ đúng lời hứa, “không để đổ vỡ bất cứ NH nào”. Thương vụ hợp nhất ba ngân hàng đầu tiên trên thị trường tài chính VN đã chứng tỏ điều đó.
Trụ sở cũ của ngân hàng Việt Hoa
Nhìn lại quá khứ, trong lịch sử chưa có NH nào của VN nào bị mang danh “phá sản”, mặc dù trên thực tế, đã có rất nhiều NH đứng bên bờ vực phá sản, nhưng hầu hết sau khi mất khả năng thanh toán hoặc bị đưa vào diện kiểm soát đặc biết, đều được NHNN hỗ trợ, tạo cơ hội vực dậy trong một danh xưng mới, màu áo mới.
Từ chuyện “chìm nổi” Việt Hoa
Những ai làm ngành NH hay từng có liên quan tới NH Việt Hoa 17 năm trước, hẳn còn nhớ sự ra đời của NH này. Xuất phát từ việc sáp nhập các hợp tác xã tín dụng của quận 5, TP HCM, với số vốn ban đầu 20 tỉ đồng, chỉ trong một thời gian ngắn, NH Việt Hoa phát triển nhanh nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Lợi dụng lãi suất trong nước thời điểm đó rất cao, NH nhập hàng trả chậm, mang về bán giá thấp hơn giá nhập, lấy vốn kinh doanh bất động sản, quay vòng hưởng lãi suất. Khi lãi suất nhanh chóng tụt xuống và tỷ giá ngoại hối biến động, Việt Hoa đã bị cuốn theo vòng xoáy lũ với những khoản nợ chất chồng hàng ngàn tỉ đồng. Sự kém hiểu biết về nghiệp vụ kinh doanh, về lãi suất, tỷ giá và năng lực điều hành, quản trị rủi ro đã đẩy Việt Hoa trở thành con nợ khủng. NHNN đã buộc phải cho Việt Hoa vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời cũng liệt vào loại DN cho vay đặc biệt với con số hàng trăm tỷ đồng để trả nợ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh. Các khoản nợ đã trả nhưng vẫn còn rất nhiều khoản chưa thu hồi được. Do đó, giải thể và khôi phục Việt Hoa luôn là bài toán khó của lãnh đạo chính NH này, lẫn của những nhà quản lý hệ thống tài chính.
Sau 7 năm nằm trong sự kiểm soát đặc biệt của NHNN, từ một ngân hàng không còn đồng vốn nào, lại mang trong mình một số nợ trong và ngoài nước khổng lồ, tháng 8 năm 2006, Việt Hoa thông báo công khai về việc yêu cầu các cổ đông cũ đến đối chiếu cổ phiếu và dự kiến đến cuối năm sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông, xác định đường đi nước bước trong thời gian tới.
Đến cơ hội hồi sinh
Không có chỉ Việt Hoa là từng bị rơi vòng xoáy lũ và mất khả năng thanh toán nhưng vẫn có cơ hội hồi sinh, nhiều NH trước đây cũng đã từng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trong số đó, có những NH đã may mắn và nỗ lực vươn lên, phát triển, rồi sống khỏe như: EximBank, VPBank Hàng Hải. Một số NH Châu Á Thái Bình Dương, Vũng Tàu Gia Định, Nam Đô, Cổ phần Hải Phòng... thì sau đó hoặc sáp nhập, mua lại rồi đổi tên, hoặc tự giải thể - rút lui khỏi thị trường.
Nói thêm về chuyện hợp nhất, sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành NH, đây không phải là vấn đề mới được đặt ra. Trước đây, đã nhiều lần xảy ra những tình huống và kết quả cũng dẫn đến các “nhu cầu cấp bách” sáp nhập, hợp nhất. Lần gần đây nhất là năm 2008, khi Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 ra đời với quy định trong giai đoạn 2, đến 31/12/2010, các tổ chức tín dụng phải hoàn thành tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Rất nhiều người chờ đợi và coi đó là cơ hội để sàng lọc những đơn vị không đủ năng lực tài chính. Nhưng chỉ đến thời điểm hiện nay thì bài toán tái cấu trúc và sáp nhập, hợp nhất các NH mới đi đến những cái kết mà trường hợp một NH mới, có quy mô vốn lớn từ ba cá thể NH đang mất thanh khoản sẽ ra đời trong năm 2012 là một ví dụ.
Với ví dụ tạo tiền lệ đầu tiên về trường hợp các NH sáp nhập, hợp nhất trên thị trường tài chính, thay vì để các NH đổ vỡ và phá sản, đặc biệt, sự có mặt của Nhà nước thông qua phần vốn góp mà BIDV – một NH quốc doanh lớn trên thị trường, cũng là NH được đánh giá cao về năng lực quản trị rủi ro, sẽ tham gia vào điều hành, tái cơ cấu NH mới, thị trường tài chính hoàn toàn có quyền tin tưởng kế hoạch tái cấu trúc hệ thống đang được nâng đỡ và được hoạch định một cách chắc chắn để đi đến những cái kết đẹp.
Lê Mỹ
Theo Dien dan doanh nghiep