Sự kiện hot
khoảng 1 tháng trước

Huy động vốn qua phát hành trái phiếu tăng mạnh

Trái phiếu chính phủ đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành thành trụ cột quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chiến lược chiến lược có thời hạn và cân bằng trong việc sử dụng nguồn vốn sẽ quyết định hiệu quả bền vững của kênh huy động này.

Theo đó, trong tháng 11, Kho bạc Nhà nước đã huy động hơn 20 nghìn tỷ đồng thông qua các đợt gọi thầu trái phiếu chính phủ, với kỳ hạn 10 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 77,07% tổng khối lượng phát hành. 

Lũy kế đến 30/11/2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 323.006,5 tỷ đồng, đạt 80,75% kế hoạch năm 2024. Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ tại thời điểm cuối tháng 11 đối với các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 30 năm lần lượt là 1,91%, 2,68% và 3,15%, tăng nhẹ từ 0,02%-0,05%/năm so với cuối tháng 10.

Trên thị trường thứ cấp, giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ tại thời điểm 30/11/2024 đạt 2.215.523 tỷ đồng, tăng 1,05% so với tháng trước. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 13.647 tỷ đồng/phiên, tăng 14,21% so với tháng trước; trong đó, giá trị giao dịch Outright (giao dịch mua bán thông thường) chiếm 71,42%, giá trị giao dịch Repos chiếm 28,58% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Lũy kế đến 30/11/2024, tổng giá trị giao dịch thứ cấp trái phiếu Chính phủ đạt 2.607.288 tỷ đồng, bình quân 11 tháng đầu năm đạt 11.435 tỷ đồng/phiên, tăng 75,5% so với bình quân cả năm 2023.

Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng 11 chiếm 1,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị mua ròng 147 tỷ đồng.

Về mua trái phiếu trước hạn, tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 171.156 tỷ đồng, giảm gần 17% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngân hàng là nhóm dẫn đầu, chiếm 72,5% tổng giá trị giá trị phiếu mua lại trước hạn.

Khơi thông vốn cho thị trường trái phiếu - Tuổi Trẻ Online
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu tăng mạnh.

Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 29/11, đã có 29 đợt phát hành TPDN trong tháng 11 năm 2024 được ghi nhận với tổng giá trị đạt 24.388 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 374.830 tỷ đồng, với 21 đợt phát hành ra công chúng trị giá 32.114 tỷ đồng (chiếm 8,6% tổng giá trị phát hành) và 362 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 342.716 tỷ đồng (chiếm 91,4% tổng số).

Các doanh nghiệp đã mua lại 6.204 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 11. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 171.156 tỷ đồng, giảm 16.9% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm khoảng 72,5% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 124.159 tỷ đồng). 

Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 41.053 tỷ đồng. 35.3% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm Bất động sản với khoảng 14.502 tỷ đồng, theo sau là nhóm Ngân hàng với gần 6.124 tỷ đồng (chiếm 14,9%).

Tính đến hết tháng 10, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 204.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 69% giá trị chậm trả.

Sự tăng trưởng của thị trường TPDN được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2025, khi các doanh nghiệp phát triển huy động vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để nâng cao niềm tin vào thị trường, như bắt buộc cấp tín nhiệm cho tất cả các trái phiếu phát hành công khai.

Việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu tăng mạnh không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán vốn mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để thị trường phát triển vững chắc, cần có sự phân phối hợp lý chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và nhà tư vấn nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

Tiến Hoàng/KTĐU

Từ khóa: