Sự kiện hot
4 năm trước

Lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm

Trong tuần qua, tổng GTGD Outright đạt 48.374 tỷ đồng, tăng 12,03% so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch Repos đạt mức 12.243 tỷ đồng (giảm 20,55%).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thị trường trái phiếu

Thị trường TPCP sơ cấp: Theo bản tin thị trường trái phiếu của Công ty chứng khoán Bảo Việt, trong tuần đến ngày 9/10 vừa qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức gọi thầu tại 3 loại kỳ hạn: 15 năm, 20 năm và 30 năm. Khối lượng gọi thầu cho 5 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 7.500 tỷ, 3.000 tỷ và 2.000 tỷ đồng.

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Kết quả: lượng đặt thầu cho kỳ hạn 15 năm bằng 2,24 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 2,66% - giảm 0,3% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 20 năm bằng 2,25 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 3,02% - giảm 0,24% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 30 năm bằng 1,51 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 32,30% tại mức lãi suất 3,25% - giảm 0,23% so với lần trúng thầu gần nhất.

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Dự báo các phiên đấu thầu trong thời gian tới: Trong tuần này, dự kiến KBNN sẽ gọi thầu 10.000 tỷ đồng tại 4 kỳ hạn: 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Tỷ lệ trúng thầu được du trì ở mức cao trong 6 tuần gần đây trong khi lãi suất trúng thầu tiếp tục có diễn biến giảm. Với việc thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn dồi dào và tín dụng tăng thấp (tính đến 30/09, tín dụng mới tăng 6,09%), lãi suất trúng thầu TPCP có thể sẽ tiếp tục được du trì ở mức như hiện nay hoặc giảm nhẹ trong những tuần sắp tới.

Thị trường TPCP thứ cấp: Trong tuần qua, tổng GTGD Outright đạt 48.374 tỷ đồng, tăng 12,03% so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch Repos đạt mức 12.243 tỷ đồng (giảm 20,55%).

Cuối tuần qua Bộ Tài chính đã ban hành dự thảo Thông tư Hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ với việc sử dụng nguồn ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi.

Trên thực tế, Dự thảo này nhằm thực hiện Nghị định số 24/2016 /NĐ-CP có từ năm 2016. Thực hiện Nghị định này, kể từ năm 2017 đến nay, KBNN đã triển khai các nghiệp vụ sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho vay/tạm ứng ngân quỹ Nhà nước cho ngân sách nhà nước và gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Riêng nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ thì cuối tuần qua mới có Dự thảo hướng dẫn.

BVSC cho rằng dự thảo này nếu được thông qua và đi vào thực hiện (cần thêm nhiều tháng nữa) sẽ tạo thêm cầu cho thị trường TPCP thứ cấp. Các NHTM đang nắm giữ TPCP có thể bán lại cho người mua là KBNN. Tuy vậy, cần lưu ý kỳ hạn cao nhất mua lại TPCP của nghiệp vụ này chỉ là 3 tháng. Ngoài kỳ hạn ngắn thì việc mua bán lại TPCP cũng còn tùy thuộc vào tình trạng (thặng dư) của nguồn ngân quỹ.

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Cũng trong tuần qua, khối ngoại thực hiện mua ròng 145 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 776 tỷ đồng được mua vào trong khi 728 tỷ đồng bị bán ra. Tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua ròng 3.251 tỷ đồng TPCP.

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Lợi suất trên thị trường thứ cấp trong tuần qua có diễn biến tăng nhẹ trở lại ở các kỳ hạn – 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm với mức tăng lần lượt là 0,01%; 0,09%; 0,07% và 0,03%. Ngược lại, lợi suất TPCP kỳ hạn 7 năm tiếp tục giảm với mức giảm 0,05%.

Nguồn: BVSC

Nguồn: BVSC

Trong tuần, lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc cùng tăng với mức tăng lần lượt là 0,02%; 0,02% và 0,05%. Ngược lại, lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Philippines tiếp tục không thay đổi trong tuần thứ 4 liên tiếp, du trì ở mức 2,81 %. Trong khi đó, lãi suất TP P kỳ hạn 10 năm của Indonesia giảm nhẹ ở mức 0,01%.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo Cafef, trong báo cáo mới nhất về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã cập nhật những thông tin đáng chú ý về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 8 tháng đầu năm 2020.

Theo báo cáo này, khối lượng phát hành TPDN 8 tháng đầu năm đạt 247.011 tỷ đồng, tương đương 74,2% tổng khối lượng phát hành trong năm 2019.

Trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 96%. Quy mô thị trường TPDN đến cuối tháng 8/2020 đạt khoảng 12,3% GDP năm 2019, tăng 13,2% so với cuối năm 2019.

Về doanh nghiệp phát hành, trong 8 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục là các nhà phát hành lớn nhất, chiếm lần lượt 33,34% và 28,19% tổng khối lượng phát hành.

Tiếp đó, doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất và xây dựng lần lượt chiếm 12,06%, 4,6% và 3,6% tổng khối lượng phát hành.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Tú Thành

Theo KTDU

Từ khóa: