Sự kiện hot
13 năm trước

Lạm phát giảm vì dân hết tiền mua sắm

Chỉ số giá tháng 4/2012 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,05%. Lạm phát tiếp tục đà giảm sâu đã cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô tiếp tục có hiệu quả. Tuy nhiên, lạm phát xuống sâu đang làm xảy sinh lo ngại về nguy cơ đình trệ kinh tế.

Chỉ số giá tháng 4/2012 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,05%. Lạm phát tiếp tục đà giảm sâu đã cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô tiếp tục có hiệu quả. Tuy nhiên, lạm phát xuống sâu đang làm xảy sinh lo ngại về nguy cơ đình trệ kinh tế.

Trong hội thảo "ổn định vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế- tìm hướng đi cho DN" mới đây, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đã cảnh báo, đến nay nền kinh tế nước ta đang rơi vào "vòng xoáy" rất nguy hiểm đó là đình trệ - lạm phát.

Tăng trưởng GDP quý I/2012 đã sụt giảm xuống mức 4%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Chỉ số tiêu dùng đang theo chiều hướng giảm,  nhưng tính theo cả năm vẫn ở mức cao, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các chuyên gia kinh tế, tháng 4/2012, chỉ số giá giảm chỉ còn 0,05%. Chỉ số giá giảm không phải do giá giảm mà đời sống khó khăn, người dân không còn tiền để chi tiêu kể cả với những mặt hàng thiết yếu. Như vậy cũng có nghĩa là đầu ra của các DN đang bế tắc. Không có đầu ra, hàng tồn kho cao, thì chắc chắn cũng phải ngừng, giảm sản xuất.

Để tự cứu mình, thời gian qua các DN đã làm mọi cách, từ bán bớt tài sản, cắt giảm đầu tư, tăng quản trị rủi ro, thậm chí chấp nhận bỏ tài sản ra thế chấp vay vốn với lãi suất cao, rồi sáp nhập, tìm những nguồn vốn bên ngoài ngân hàng...  tránh cho bị đổ vỡ, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Nhưng đến nay sức của DN đã cạn. Nếu như khó khăn trong 2008 DN vượt qua được là nhờ nguồn lực tăng trưởng cao giai đoạn 2005 - 2007 để lại và còn có gói cứu trợ kịp thời của Chính phủ, nhưng hiện nay thì DN không còn nguồn lực nào nữa và đang chết dần trên đống tài sản của mình.

Hiện tại, lãi suất cho vay đã giảm, nhưng vẫn còn cao, các DN vẫn phải vay ở mức 17% - 19%, nếu không giảm xuống 10% thì khó có thể dám vay. Có vay vốn cũng chỉ để đảo nợ chứ không dám đầu tư và cũng không còn tài sản thế chấp để vay.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành so sánh, một ngôi nhà trong dẫy phố bị cháy, nếu cứu hoả không bơm nước thì sẽ như thế nào? Tất nhiên là đám cháy sẽ lan rộng. Vậy sự giải cứu càng sớm càng tốt. Với DN trong hoàn cảnh hiện nay cũng vậy.

Theo ông Trương Đình Tuyển, Thành viên ban cố vấn thủ tướng Chính phủ, để ổn định kinh tế vĩ mô, thứ tự chính sách được ưu tiên là giải quyết thanh khoản ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu. Tức là phải tập trung xử lý mối quan hệ giữa thanh khoản và lạm phát. Sau khi thanh khoản đã cơ bản được giải quyết, sẽ chuyển sang xử lý mối quan hệ giữa lạm phát với tăng trưởng tức là kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng.

Ông Tuyển cho biết, trong tháng 5 tới Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ sẽ bàn đến việc hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh chính sách tín dụng sẽ thực thi những chính sách tài khoá. Các giải pháp như miễn giảm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, áp trần lãi suất cho vay... sẽ được Ban cố vấn đưa ra bàn bạc và sau đó báo cáo Chính phủ quyết định.

Trần Thủy
Theo VEF


Từ khóa: