Khi dịp Tết Nguyên Đán cận kề, nhu cầu mua sắm, giao dịch và di chuyển của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng sự bận rộn và thiếu cảnh giác để thực hiện những chiêu trò tinh vi. Do đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo trước các chiêu thức lừa đảo của kẻ gian để tránh thiệt hại về tài sản.
Trong những ngày cuối năm, không khó để bắt gặp những tin nhắn giả mạo từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính, thông báo tài khoản bị khóa, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Những cuộc gọi đe dọa từ các đối tượng tự xưng là cơ quan chức năng cũng xuất hiện dày đặc hơn, tạo áp lực tâm lý khiến không ít người vội vàng làm theo chỉ dẫn. Đây chỉ là một trong nhiều cách mà các đối tượng gian lận khai thác sự lo lắng và thiếu thông tin của nạn nhân.
Thị trường mua sắm online cũng trở thành mảnh đất màu mỡ cho những chiêu trò lừa đảo. Các trang bán hàng giả mạo, lợi dụng tâm lý “săn sale” dịp cuối năm, dễ dàng dụ dỗ khách hàng chuyển khoản trước để rồi "bặt vô âm tín". Những món hàng giá rẻ bất ngờ, những lời quảng cáo quá hấp dẫn đều là dấu hiệu cảnh báo mà người tiêu dùng cần tỉnh táo nhận ra.
Mạng xã hội, nơi kết nối bạn bè và người thân, cũng không nằm ngoài tầm ngắm. Chỉ cần một tài khoản bị hack, kẻ gian dễ dàng giả danh để mượn tiền hoặc nhờ vả với lý do cấp bách. Không ít trường hợp, sự tin tưởng mù quáng đã khiến nhiều người mất trắng chỉ sau vài phút trò chuyện.
Giả mạo ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
Đây là hình thức lừa đảo trực tuyến rất phổ biến, với các đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, gửi tin nhắn hoặc email chứa đường liên kết giả mạo. Nội dung thông báo tài khoản của người dùng bị khóa hoặc có giao dịch bất ngờ, yêu cầu nhân viên cung cấp thông tin đăng nhập hoặc OTP mã hóa để xác minh.
Sau khi có được thông tin, kẻ lừa đảo lừa đảo ngay lập tức chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, thực hiện các giao dịch chuyển tiền hoặc rút tiền.
Lừa đảo qua các trang bán hàng trực tuyến
Dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm tăng cao, đặc biệt là trên nền tảng điện tử thương mại. Kẻ gian tạo ra các trang web bán hàng giả mạo hoặc tài khoản mạng xã hội bán hàng với các chương trình giảm giá hấp dẫn. Sau khi nhận được tiền hoặc thanh toán toàn bộ, họ “biến mất”, hoặc giao hàng có chất lượng, không đúng như quảng cáo.
Mắc bẫy vì chiêu trò lừa đảo, giả mạo bán vé máy bay Tết
Trong thời gian gần đây, Vietnam Airlines và cơ quan chức năng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của Hãng.
Cụ thể, một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng như sau: vietnamairslines.com; vietnamaairlines.com; vietnamairlinesvn.com; vemaybayvietnam.com. Các website này có tên địa chỉ gần giống, khó phân biệt so với website chính hãng của Vietnam Airlines (https://www.vietnamairlines.com) bởi chỉ khác một số chữ cái khi hành khách tinh ý mới có thể nhận ra được. Chưa kể, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.
Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé bay sẽ nhận được gửi mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay làm thủ tục.
Một hình thức khác phải kể đến đó là các đối tượng lừa đảo, mạo danh đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, khách sau khi thanh toán chỉ nhận được mã đặt chỗ chứ đại lý không xuất vé.
Cá biệt, một số đối tượng gửi email hoặc tin nhắn thông báo rằng khách hàng đã “trúng thưởng” hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập vào đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán.
Cục Hàng không Việt Nam thông tin phương thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là các đối tượng mạo danh đại lý, tự tạo ra các website, trang mạng xã hội, với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức.
Tiếp đến, các đối tượng lừa đảo sẽ quảng cáo nhiều mức giá hấp dẫn, "siêu rẻ" so với mặt bằng chung để thu hút khách. Chỉ cần khách liên hệ, đối tượng sẽ đặt chỗ, gửi khách mã đặt chỗ để làm tin, yêu cầu chuyển tiền thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, đối tượng không xuất vé và cắt liên lạc…
Để tránh trở thành "con mồi" của các đối tượng lừa đảo, Vietnam Airlines khuyến cáo khách hàng nên kiểm tra kỹ tính xác thực của đại lý và yêu cầu được cung cấp mã vé chính thức từ hãng. Khách chỉ truy cập vào trang web chính thức của hãng hoặc các đại lý uy tín để đặt vé, không thực hiện giao dịch qua tài khoản cá nhân không rõ nguồn gốc.
Tiến Hoàng/KTĐU