Sự kiện hot
8 năm trước

Mẹ 8x khéo trang trí những bữa ăn dặm cho con đẹp như tranh vẽ

Không chỉ chú trọng đến vấn đề bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn của con, bà mẹ trẻ Thiên Dung còn trang trí món ăn mình nấu trở thành bức tranh sinh động cho con thích thú học hỏi khi ăn uống.

Chị Thiên Dung (Đăk Lăk), hiện chị đang dành toàn thời gian của mình cho việc chăm con, nuôi con. Vì thế, việc cho con ăn dặm cũng được chị chăm chút mỗi ngày. Chị Dung không chỉ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đa dạng cho con theo từng ngày mà còn cố gắng tạo bữa ăn thành bức tranh thật đẹp mắt cho con.

- Chào chị, chị cho con ăn dặm từ khi nào?

- Tom bắt đầu ăn dặm lúc tròn 6,5 tháng khi Tom đã làm quen được với ghế ăn dặm và ngồi vững vàng rồi. Khi mang thai Tom, mình tìm đọc cuốn sách “Nuôi con không phải là cuộc chiến” và biết đến phương pháp ăn dặm BLW. Càng tìm hiểu sâu kĩ về phương pháp này thì mình càng có mong muốn sẽ cho Tom ăn dặm BLW. Mình đã thử và biết rằng Tom rất hào hứng, thích thú với thức ăn thô và không nhiệt tình mấy với việc được mẹ đút nên mình cho Tom ăn dặm theo BLW hoàn toàn luôn cho đến nay Tom được 16 tháng.

Khi mới bắt đầu mình chỉ cho Tom ăn 1 bữa 1 ngày để con làm quen. Khi Tom được 8 tháng thì mình tăng lên 2 bữa 1 ngày và ăn cùng bố mẹ. Khi Tom tròn 1 tuổi thì mình cho Tom ăn 3 bữa như người lớn.

Chị Thiên Dung bên bé Tôm. (Ảnh NVCC)

Cậu bé rất hợp tác với mẹ khi ăn dặm. (Ảnh NVCC)

- Tại sao chị chọn phương pháp ăn dặm BLW?

- Đầu tiên phải kể đến lí do quan trọng là cu Tom hào hứng và thích thú với thức ăn thô hơn là mẹ đút thức ăn nghiền nhuyễn. Mình tôn trọng con nên con thích thú phương pháp nào thì mình sẽ áp dụng phương pháp đó.

BLW giúp Tom sử dụng các giác quan của mình 1 cách tốt nhất: Mắt nhìn màu sắc, tay cảm nhận các loại hình dạng kích cỡ, kết cấu của thức ăn, vị giác nếm được nhiều hương vị khác nhau từ nhỏ, lưỡi phản xạ tốt hơn nên kĩ năng nuốt và xử lý thức ăn thành thạo hơn, mũi ngửi được mùi vị của đồ ăn nên thích thú hơn…

Tom tự tin và tự lập hơn trong ăn uống khi có thể tự phối hợp mắt và tay để đưa thức ăn vào miệng và nhai nuốt. Điều này giúp Tom học được cách tự chăm sóc bản thân và Tom cũng thích được tự mình làm mọi việc.

Hiện tại Tom 16 tháng tuổi, đã biết chạy lại ghế ngồi đợi khi thấy mẹ chuẩn bị khay ăn và bưng đồ ăn đến. Tom thích tự bưng chén húp canh. Tom xúc cháo, canh, súp và dùng nĩa xiên trái cây ăn thành thạo. Khi đã ăn no, Tom sẽ tháo yếm và lấy tay đẩy khay ăn để ra hiệu với mẹ là con no rồi.

Ngay từ đầu bé đã thích ăn thô. (Ảnh NVCC)

Chị Dung tôn trọng sự lựa chọn của con nên đã cho bé ăn theo phương pháp BLW. (Ảnh NVCC)

- Theo chị cần chú ý những gì khi chế biến đồ ăn dặm cho con?

- Việc chế biến thức ăn cho Tom không tốn nhiều thời gian của mình lắm. Mình muốn cho con ăn thức ăn tươi và chất lượng nên 2 ngày mình đi chợ 1 lần. Riêng trái cây thì mình mua ở siêu thị cho con ăn trong 1 tuần.

Thời gian đầu, Tom chỉ ăn củ quả nên việc chế biến khá nhanh. Mình chỉ cần cắt dạng que cỡ 1-2 ngón tay và cho vào nồi cơm hấp lúc nấu cơm cho gia đình. Trái cây thì tới bữa ăn của con mình mới cắt chứ ko cắt sẵn bảo quản tủ lạnh.

Khi Tom được 9 tháng tuổi trở đi, mình cho Tom làm quen với cá thịt trắng, thịt heo nạc, thịt bò, thịt gà và tôm. Những món này mình thường áp chảo, luộc, hầm nhừ cùng củ quả hoặc hấp với cơm. Riêng thịt bò, mình hay ướp cùng 1 ít nước cốt dứa để giúp thịt mềm hơn, con dễ ăn hơn.

Dưới 1 tuổi, việc ăn dặm của Tom chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu thức ăn, giúp Tom khám phá màu sắc, hình dáng, vị của các loại thức ăn khác nhau và học các kĩ năng bốc, bốc nhón, dùng dĩa nên các bữa ăn của Tom rất đơn giản.

Sau 1 tuổi, mình chú trọng hơn vào sự bắt mắt của bữa ăn vì lúc này Tom thích tìm tòi và học hỏi mọi thứ xung quanh. Mình trang trí các bữa ăn với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng, nhiều kích thước khác nhau để Tom hào hứng, thích thú với bữa ăn hơn. Đồng thời hội tủ đủ 4 nhóm chất: Ngũ cốc, Rau họ củ, trái cây và đạm-protein. Việc này khiến mình dành nhiều thời gian nghiên cứu hơn, tỉ mỉ hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho con. Mình thường sưu tầm các món ăn trang trí đẹp và biến tấu ý tưởng sao cho phù hợp với những nguyên liệu mình có sẵn ở nhà.

Từ 13 tháng Tom bước vào giai đoạn tập xúc thìa nên mình bố trí 2 bữa chính là thức ăn dạng thô và 1 bữa Tom sẽ ăn cháo, súp, sinh tố để Tom có cơ hội rèn luyện kĩ năng xúc thìa. Nay Tom 16 tháng tuổi đã xúc thìa thành thạo và có nề nếp ăn uống rất ngoan.

Bé Tôm trong thời gian đầu ăn dặm. (Ảnh NVCC)

Mẹ thường trang trí bữa ăn bắt mắt kích thích thị giác và vị giác của bé. (Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

Bé tập ăn bằng thìa, dĩa. (Ảnh NVCC)

Bé Tôm rất tập trung khi ngồi vào bàn. (Ảnh NVCC)

- Chị có bí quyết gì giúp con ăn ngoan và hào hứng với những món mẹ nấu?

- Trộm vía là bạn Tom là 1 cậu bé có tâm hồn ăn uống rất bao la, chỉ cần thấy thức ăn, thấy mẹ cầm bát, khay ăn, bình sữa hạt, que kem thì cái miệng xinh của bạn đã cất tiếng “măm măm” rất yêu rồi. Bạn ấy lại có thói quen ăn uống chủ động nhờ ăn dặm BLW nên món nào mình làm ra bạn ấy cũng tò mò, sờ nắm, đưa lên miệng nếm thử cả. Nhất là khi gần đây mình trang trí hình các con vật, hoa cỏ lá cây, thì Tom lại càng thích thú hơn với bữa ăn của mình.

Cũng có những thực phẩm Tom không thích. Tuy nhiên mình đổi cách chế biến thì Tom lại ăn uống ngon lành. Ví dụ như, Tom không thích lắm yến mạch nấu cháo nhưng lại thích sữa hạt yến mạch, không thích ăn dâu tây, thơm nhưng mình làm kem dâu tây, thơm mix với sữa hạt thì lại ăn hết nguyên 1 que kem to. Mình nghĩ nếu các mẹ kiên trì giới thiệu với các con đa dạng các thực phẩm, bằng nhiều cách khác nhau thì bé sẽ thích thú thưởng thức thực phẩm đó thôi ạ.

Và 1 nguyên tắc quan trọng mình đặt ra là “Không bao giờ ép con ăn nếu con không muốn ăn”. Điều này nói dễ nhưng rất khó thực hiện vì chúng ta luôn đặt kì vọng nhiều vào đứa con thân yêu của mình. Nếu các mẹ thực hiện được triệt để nguyên tắc này thì các con sẽ bộc lộ rõ ràng sự thích thú khi con được ăn theo mong muốn và ý thích của con.

Những lúc Tom không hứng thú với bữa ăn, thay vì ép con, mình sẽ cùng con thưởng thức bữa ăn. Mình sẽ nhờ Tom đút cho mình để mình nếm thử. Mình ăn và thể hiện rõ rằng “ồ món này ngon quá con ạ. Con có muốn nếm thử không? Và mình đút lại cho con. Điều này kích thích sự tò mò và ưa khám phá của các bạn nhỏ. Đặc biệt hơn là các bạn ấy thích được bắt chước người lớn. Nên nếu thấy mẹ ăn ngon, bạn ấy cũng sẽ thử bắt chước mẹ ăn món đó xem cảm giác sẽ như thế nào. Còn nếu con thực sự không muốn ăn thì mình sẽ cất dọn và đưa Tom ra ngoài chơi để Tom được thoải mái vận động, chơi đùa.

Mình quan niệm rằng: “Để làm 1 người mẹ tốt, hãy luôn đặt mình vào vị trí của con để có thể thấu hiểu con hơn. Luôn tôn trọng con và cho con được thể hiện ý kiến, sở thích và nhu cầu của con”.

Tham khảo những bữa ăn vừa đẹp vừa ngon chị Thiên Dung làm cho con:

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

- Cảm ơn chị đã dành thời gian trò chuyện với chuyên mục.

Mỹ Anh
Theo Đời sống & Pháp lý

Từ khóa: