Sự kiện hot
5 năm trước

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank

Moody’s giữ nguyên Xếp hạng Tín nhiệm B1 cho HDBank giữa bối cảnh thị trường gặp nhiều thử thách do tác động của đại dịch COVID-19, ngay trong giai đoạn cao điểm dịch, cách li toàn xã hội.

Theo thông cáo báo chí từ tổ chức xếp hạng Moody's (Moody's Investors Service), HDBank giữ vững Xếp hạng Tín nhiệm ở mức B1. 

Moody's tiếp tục nhận định HDBank hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tốt, năng lực về vốn được cải thiện, có danh mục tài sản thanh khoản tốt, đạt những bước tiến vững chắc trong công tác quản lí rủi ro.

Trong thang điểm xếp hạng tín dụng của Moody's (thang MIS), ở mức B1, xếp hạng Tín nhiệm của HDBank phản ánh năng lực tài chính tốt, ít rủi ro tài chính và cơ hội phát triển dài hạn của ngân hàng.

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 cho HDBank - Ảnh 1.

Nguồn: HDBank.

Mới đây, HDBank đã công bố Báo cáo thường niên năm tài chính 2019 với chủ đề "Happy Digital Bank". Theo đó, đến ngày 31/12/2019, HDBank có tổng tài sản hợp nhất đạt 229.477 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 20.381 tỉ đồng. 

Lợi nhuận trước thuế đạt 5.018 tỉ- cao nhất từ trước đến nay; Hệ số sinh lời trên tài sản bình quân (ROAA) và hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) lần lượt đạt 1,8% và 21,6%. 

Tỉ lệ nợ xấu riêng lẻ HDBank tiếp tục được kiểm soát chặt ở mức dưới 0,98% - thuộc nhóm có tỉ lệ nợ xấu thấp của ngành trong nhiều năm liền. Năm 2019 cũng là năm ghi dấu ấn của HDBank khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho áp dụng tiêu chuẩn Basel II với hệ số CAR theo Basel II đạt 11,2%, cao hơn mức tối thiểu 8,0% theo qui định.

3 tháng đầu năm 2020, giữa đại dịch COVID-19 với những biến động lớn lên thị trường trong nước và thế giới, HDBank vẫn đạt kết quả kinh doanh rất khả quan.

Ngoài ra, ứng phó với dịch bệnh COVID-19, HDBank đã sớm thành lập Ủy ban khẩn cấp phòng chống dịch, triển khai những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho CBNV, khách hàng và sự vận hành liên tục, an toàn cho hệ thống HDBank trên cả nước.

HDBank cũng đã triển khai các gói tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng như 10.000 tỉ đồng cho chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm với lãi suất linh hoạt chỉ từ 6,5%/năm dành cho doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho cho các chuỗi siêu thị.

Gói 5.000 tỉ đồng hỗ trợ khách hàng bổ sung vốn lưu động, trả lương cho cán bộ công nhân viên; triển khai gói lãi suất vay ưu đãi giảm từ 2 -4,5% cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên cả nước.

Ngân hàng cũng tung gói 3.000 tỉ đồng tài trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị, vật tư y tế; 1.000 tỉ đồng cho chuỗi nông nghiệp nông thôn nhằm đảm bảo sản xuất cung ứng lúa gạo cho cả nước, đồng thời tiếp sức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang có khó khăn vì xâm hạn mặn ở ĐBSCL…

Bên cạnh đó, ngân hàng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tăng cường các giải pháp thanh toán, giao dịch ngân hàng trực tuyến, không dùng tiền mặt.

Bích Thu

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Từ khóa: