Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu

Tại Tại hội thảo: "Thuế tối thiểu toàn cầu và những vấn đề đặt ra với Việt Nam" vừa được tổ chức vào sáng 14/6. GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đánh giá thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề thời sự được các quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới quan tâm.

GS-TSKH. Nguyễn Mại cho rằng, Thuế tối thiểu toàn cầu để chống lại cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư thông qua giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; các quốc gia được khuyến khích hành động để hưởng lợi từ việc hạn chế cạnh tranh thuế và tránh việc các khoản thu thuế bị thu ở nơi khác, do đó Việt Nam cần chủ động tham gia và cần có giải pháp thích ứng để vừa bảo đảm thực hiện quy định của quốc tế, vừa bảo đảm lợi ích dân tộc.

Thue-Mai-TH
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Tuy nhiền cần lưu ý một số vấn đề khi Việt Nam tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu.

Thứ nhất, Phải đảm bảo mức thuế thu nhập doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu đã được thống nhất trên toàn cầu.

Thứ hai, Bãi bỏ tất cả các ưu đãi thuế được quy định tại các luật thuế và luật đầu tư nhằm giảm hoặc loại bỏ thuế đánh vào lợi nhuận, bởi vì các hình thức khuyến khích này không những có hiệu quả thấp trong việc thu hút đầu tư, mà với thuế tối thiểu toàn cầu, sẽ không đạt được mục tiêu khuyến khích đầu tư, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chuyển thuế từ các quốc gia tiếp nhận FDI sang các quốc gia cư trú của TNCS.

Thứ ba, chúng ta cũng cần đối chiếu quy định quốc tế về thuế tối thiểu toàn cầu với chính sách thuế và ưu đãi đầu tư tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế và các quy định có liên quan để sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định quốc tế.

Đồng thời, chúng ta cần đàm phán lại hợp đồng với doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu theo nguyên tắc “cùng có lợi”, để loại trừ khả năng chuyển thuế sang nước cư trú của nhà đầu tư nước ngoài.

Và cuối cùng, chúng ta cũng cần đàm phán với một số nước có doanh nghiệp FDI chịu tác động cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu một số nôi dung hạn chế của Hiệp định đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế trùng để phù hợp với luật pháp đã được điều chỉnh.

Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, việc tham gia cơ chế Thuế tối thiểu toàn cầu vừa là cơ hội lớn, vừa phải đối phó với thách thức không nhỏ đối với nước ta. Do đó, ông kiến nghị, Việt Nam cần chủ động tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, tranh thủ cơ hội mới để cùng với đẩy nhanh hơn công cuộc cải cách đang được tiến hành, để tạo nên động lực mới thu hút nhiều hơn, có chất lượng hơn vốn FDI theo định hướng tại Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: