Sự kiện hot
13 năm trước

Năm 2012, mặt bằng lãi suất có thể vẫn cao

Theo TS.Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển Kinh tế Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, năm 2012 nền kinh tế Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt, lạm phát và mặt bằng lãi suất có thể vẫn khá cao, giá vàng trên thị trường nhiều khả năng vẫn biến động bất thường.

Theo TS.Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển Kinh tế Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, năm 2012 nền kinh tế Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt, lạm phát và mặt bằng lãi suất có thể vẫn khá cao, giá vàng trên thị trường nhiều khả năng vẫn biến động bất thường.

Theo TS.Nguyễn Minh Phong, năm 2012 Việt Nam gia nhập tiếp tục triển khai sâu rộng các cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+, tạo ra những cơ hội to lớn cho thu hút đầu tư và phát triển xuất khẩu, nhưng cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và khả năng phản ứng chính sách, phản ứng thị trường trước những diễn biến phức tạp của thị trường.

Đặc biệt, lạm phát và mặt bằng lãi suất có thể vẫn khá cao. Cùng với đó, nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối khó cải thiện cũng gây áp lực lên thị trường tiền tệ và tỷ giá. Ngoài ra, giá vàng trên thị trường có nhiều khả năng vẫn biến động bất thường. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản chưa có nhiều triển vọng bứt phá và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, TS.Nguyễn Minh Phong nói.

Cũng theo TS.Nguyễn Minh Phong, một khó khăn có thể nhìn thấy thi nền kinh tế bước vào năm 2012 nữa đó là giá nhiều mặt hàng tiêu dùng điện và điện tử sẽ có xu hướng giảm, nhất là những mặt hàng trong diện giảm thuế theo lộ trình hội nhập của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA, WTO và một số FTA, cũng như thỏa thuận thương mại đặc biệt khác...; Mặt khác, giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế có thể tăng cao dần.

Trong bối cảnh trên, các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hoặc tham gia xuất khẩu, cần có những chủ động phân tích và sẵn sàng nhiều kịch bản thích ứng phù hợp..., trong đó phải đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, đối tác và kênh xuất -nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khả năng và có triển vọng thị trường tốt nhất cho từng thời kỳ và phạm vi kinh doanh. Đặc biệt coi trọng công tác xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu sản phẩm xuất khẩu chuyên nghiệp và hiệu quả cao, TS.Nguyễn Minh Phong nói.

Cùng với đó phải chủ động các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh, đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế, kể cả việc bị bắt giữ tầu thuyền Việt Nam và chống phân biệt đối xử thương mại và chủ động xây dựng và thúc đẩy hoạt động tự tái cấu trúc toàn diện và tham gia các quá trình tái cấu trúc quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đột phá tham gia và phát triển các bộ phận kinh doanh như thiết kế và công nghệ để tham gia sâu và hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tham gia chặt chẽ vào hệ thống các cụm, khu công nghiệp liên kết theo chuỗi ngành, sản phẩm, trong đó có công nghiệp phụ trợ sẽ ngày càng định hình và phát triển trong thời gian tới, cả ở trong nước và nước ngoài, TS.Nguyễn Minh Phong chia sẻ.

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các công ty cần tập trung vào các giá trị kinh doanh cốt lõi và điều tiết chi phí một cách hợp lý nhất. Đặc biệt, không nên mạo hiểm với những dự án chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng cần thấy rằng khoản thu từ đầu tư vào phần mềm quản lý thông mình sẽ thừa đủ để chi trả cho khoản đầu tư một hệ thống quản lý mới. Sự gia tăng về mặt chất lượng trong quá trình phát triển của công ty sẽ khiến nhân viên cảm thấy hài lòng và muốn gắn bó nhiều hơn với công ty…, TS.Nguyễn Minh Phong nói.


Yến Nhi

Theo VnMedia


 

Từ khóa: