Sự kiện hot
2 năm trước

Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2023

Ngành công thương phấn đấu vào năm 2023 đạt các chỉ tiêu sau: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 8-9%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.

Xuất khẩu cá tra vẫn lập kỷ lục mới

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, năm 2022 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%, cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 4,8%), đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành (với kế hoạch đề ra tăng từ 8,5-9%).

Năm 2022, giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng khoảng 9%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (tăng 4,82%) và cao hơn kịch bản tăng trưởng tại Nghị quyết 01 (kịch bản GDP trong công nghiệp tăng 6,4-7,3%).

Đáng chú ý, xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, dự kiến năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu dự kiến tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%).

"Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11 tỷ USD, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho rằng, những lợi thế về thị trường trong quý IV/2022 và quý I/2023 sẽ không còn vì lạm phát đã “ngấm sâu” vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường thế giới, xuất khẩu trong quý I/2023 sẽ bị sụt giảm.

“Hiện nay các đơn hàng gần như bị sụt giảm rất mạnh, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng cho cho quý I/2023. Chúng tôi cũng hy vọng từ quý II hoặc ít nhất là nửa cuối năm 2023 nhu cầu thị trường sẽ hồi phục, kinh tế của các nước hồi phục lại dần dần, khi đó chúng ta cũng có đà để thúc đẩy lại xuất khẩu trở lại”, bà Lê Hằng chia sẻ đồng thời khuyến nghị các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng nguồn nguyên liệu và nguồn lực, sẵn sàng trở lại sản xuất khi thị trường hồi phục.

Các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều biến động bất lợi, các cơ quan chức năng cần đưa ra những dự báo sát với tình hình, xu thế biến động của thị trường thế giới và trong nước; nâng cao năng lực phản ứng nhanh nhất là vai trò của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Năm 2023, ngành thủy sản đạt mục tiêu tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,3 triệu ha; tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,74 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10 tỷ USD. Ông Phùng Đức Tiến cho hay, nền kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng đã xuất hiện những khó khăn từ tháng 8/2022. Trên cơ sở phân tích các kết quả đạt được, những khó khăn, thách thức mà ngành sẽ phải đối mặt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thực hiện các giải pháp sát với tình hình thực tiễn để đảm bảo duy trì được đà tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của 2023.

Đồng thời yêu cầu, ngành thủy sản cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông đến với cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp và các thành phần liên quan để cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh đó, ngành cần coi "thẻ vàng" IUU là một cơ hội để thay đổi tư duy, và phát triển bền vững hơn.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: