Sự kiện hot
3 năm trước

Ngành tôm: Triển vọng tăng trưởng vẫn sáng trong năm 2021

Theo VDSC, xuất khẩu tôm của Việt Nam 11 tháng năm 2020 tăng 11,3% so với cùng kỳ nhờ khả năng kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt so với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù tiêu thụ của kênh dịch vụ ẩm thực giảm mạnh do giãn cách xã hội, lượng tiêu thụ của kênh bán lẻ tăng cao nhờ vào xu hướng nấu ăn tại nhà. Việt Nam đang và sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng mới này nhờ vào kĩ năng chế biến cao so với các đối thủ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bộ phận phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đã có báo cáo cập nhật về ngành tôm.

Nhìn sang năm 2021, VDSC lạc quan về triển vọng tăng trưởng của ngành trong bối cảnh sản lượng tôm được dự báo sẽ hồi phục tốt  hơn so với hai đối thủ chính, Ấn Độ và Ecuador. Ưu đãi thuế quan tại thị trường lớn nhất là Châu Âu cũng sẽ là một động lực lớn. Cạnh tranh với Ecuador sẽ tăng do nước này đang mở rộng thị phần tại Mỹ và Châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

11T2020 – Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nhờ kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt, EVFTA và xu hướng nấu ăn tại nhà

Trong số các nước xuất khẩu tôm lớn, Việt Nam là nước duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương (11%YoY) sau 9T2020 trong khi Ấn Độ và Ecuador chứng kiến giá trị xuất khẩu giảm lần lượt 18%YoY và 1%YoY. Việt Nam có được mức tăng trưởng cao là nhờ vào sự kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt hơn các đối thủ lớn khác. Người mua, chủ yếu từ Mỹ, đã phải chọn Việt Nam và Indonesia là nhà cung cấp thay thế trong khi Ấn Độ và Ecuador phải đóng cửa các nhà máy và trang trại trong 2Q2020 để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Tâm lý thận trọng trước sự lây lan của đại dịch đã khuyến khích xu hướng nấu ăn tại nhà, trong đó tôm chế biến (tẩm bột, tẩm gia vị, v.v.) là sản phẩm được tiêu thụ chính. Tôm chế biến của Việt Nam đã hưởng lợi từ xu hướng này với giá trị xuất khẩu tăng 20% YoY trong 11T2020 do Việt Nam có kỹ năng chế biến tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Đã có sự phân hóa về xuất khẩu trong 9T2020 giữa các cổ phiếu trong danh sách theo dõi của VDSC (MPC và FMC), nguyên nhân do sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm. Tỷ lệ tôm chế biến cao trong cơ cấu sản phẩm đã cho phép FMC hưởng lợi từ xu hướng nấu ăn tại nhà trong khi doanh thu MPC bị giảm doanh số do nhu cầu tôm nguyên liệu giảm mạnh, do một phần lớn kênh dịch vụ thực phẩm (nhà hàng, tàu du lịch, quán bar và sòng bạc) đã phải đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Sự thiếu hụt nguyên liệu do thời tiết nóng tại Việt Nam trong cuối Q1/2020 đã làm giá tôm nguyên liệu tăng, và làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty. Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) ước tính sản lượng tôm năm 2020 của Việt Nam giảm 6,9%. Họ cũng ước tính sản lượng tôm toàn cầu trong năm 2020 có khả năng giảm 10,5% YoY với Ấn Độ giảm 26,5% và Ecuador tăng 1,4%, chậm hơn so với các năm trước. Sản lượng của Ecuador tăng với tốc độ CAGR là 10,9% / năm trong giai đoạn 2010-2018 và tăng vọt 18,9% vào năm 2019.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Xuất khẩu sang Châu Âu cho thấy dấu hiệu tốt từ Hiệp định EVFTA. Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020. Thuế nhập khẩu vào Châu Âu của tôm nguyên liệu sẽ giảm từ 4,2% (2019) xuống 0% ngay lập tức. Thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ giảm từ 7% xuống 0% trong vòng 7 năm. Giá trị xuất khẩu toàn ngành đã tăng 16,1% YoY trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2020, do sự tăng trưởng 24,7% YoY của xuất khẩu sang Châu Âu.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Triển vọng 2021 - Triển vọng tăng trưởng vẫn sáng

Sang năm 2021, sản lượng tôm toàn cầu sẽ phục hồi tốt ở mức 8,4%, trong đó sản lượng của Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 7,4%, 4,3%, và 1,9% (theo GAA). Với việc sản lượng Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh lớn và các ưu đãi thuế nhập khẩu của Châu Âu theo EVFTA và UKVFTA (sắp có hiệu lực vào năm 2021), VDSC tin rằng xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng vượt bậc trong những năm tới với Châu Âu là động lực tăng trưởng. Châu Âu là khách hàng lớn nhất của tôm Việt Nam và bên cạnh đó, tôm là loại thủy sản được ưa chuộng nhất trên thế giới.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Tuy nhiên, VDSC cũng nhận thấy những trở ngại sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới, tạo ra nhiều cạnh tranh hơn đối với tôm Việt Nam. Thứ nhất, cạnh tranh sẽ tăng tại thị trường Mỹ và Châu Âu vì Ecuador đã nhanh chóng tái cơ cấu thị trường. Trong nhiều năm qua, Ecuador chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc (70% giá trị xuất khẩu hàng năm của nước này). Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc tạm thời cấm nhập khẩu tôm của ba công ty lớn của Ecuador vào Q3/2020, với lý do virus corona xuất hiện trên bao bì và trong các container vận chuyển tôm của các công ty này vào tháng 5, Ecuador đã phải tái cơ cấu thị trường xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu. Việc chuyển hướng thị trường diễn ra nhanh chóng khi đến tháng 7, xuất khẩu của Ecuador được phân bổ đều vào 3 thị trường tiêu thụ tôm chính của thế giới là Trung Quốc, Mỹ và EU.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Thứ hai, các nước sản xuất tôm quy mô nhỏ sẽ gia tăng sản lượng nhanh chóng nhờ các đổi mới trong nuôi trồng. Brazil là một ví dụ. Trong giai đoạn 2010-2018, sản lượng tôm của Brazil giảm với tốc độ CAGR là 1,4%/năm; tuy nhiên, sản lượng đã tăng vượt trội 33% vào năm 2019 và được dự báo sẽ tăng 9,1% năm 2020 và 15,6% năm 2021.

Theo GAA, các yếu tố dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của Brazil trong năm 2019 bao gồm những đổi mới về nuôi tôm giống, thức ăn và ưu đã về vốn cho các hoạt động nuôi tôm. Cho đến cuối năm 2020, sản lượng của Brazil được dự báo đạt 90.000 tấn, chỉ tương đương một phần bảy của 645.000 tấn của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao của Brazil sẽ sớm đưa nước này vào nhóm các nước sản xuất tôm lớn.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Tạ Thành

Theo KTDU

Từ khóa: