Sự kiện hot
13 năm trước

Người nuôi, dân buôn khốn đốn vì thịt siêu nạc

Giảm công suất giết mổ Khảo sát tại một số chợ đầu mối như Phùng Khoan, Dịch Vọng, Long Biên... số lượng thịt đổ về các chợ đã giảm đi rõ rệt so với trước kia. Tại chợ Dịch Vọng, số lượng thịt lợn về chợ mỗi đêm đã giảm khoảng 15% so với đầu tháng 3. Các lò giết mổ cũng cho biết đã tạm thời giảm khoảng 15% công suất giết mổ để tránh tình trạng thịt bị ế ẩm, bán không có người mua.

Giảm công suất giết mổ

Khảo sát tại một số chợ đầu mối như Phùng Khoan, Dịch Vọng, Long Biên... số  lượng thịt đổ về các chợ đã giảm  đi rõ rệt so với trước kia. Tại chợ Dịch Vọng, số lượng thịt lợn về chợ mỗi đêm đã giảm khoảng 15% so với đầu tháng 3. Các lò giết mổ cũng cho biết đã tạm thời giảm khoảng 15% công suất giết mổ để tránh tình trạng thịt bị ế ẩm, bán không có người mua.

Theo anh Quyền, bán thịt ở chợ đầu mối Dịch Vọng:  "Trước khi có thông tin thịt lợn nhiễm độc, một ngày tôi bán hết 15 đến 17 con lợn nhưng nay ngồi phơi mặt ra cả đêm đến sáng cũng chỉ bán được 8-10con". Theo các tiểu thương, lý do khiến lượng tiêu thụ giảm là do người tiêu dùng đang hoang mang. Chị Oanh bán thịt tại chợ Phùng Khoan (Nguyễn Trãi, HN) chia sẻ: "Nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang chọn lựa các loại thức ăn khác thay vì chọn thịt lợn cho gia đình để đảm bảo an toàn".

Theo khảo sát, giá thịt lợn hơi mà các lái buôn mua của các hộ chăn nuôi hoặc ở các trang trại chỉ từ 42.000 - 44.000đ/kg lợn hơi, nhưng giá thịt lợn tại các chợ vẫn duy trì ở mức trước khi có thông tin thịt lợn nhiễm độc. Hiện tại, giá thịt thăn nạc vẫn ở mức 120 nghìn đồng/kg, thịt ba chỉ ngon giá 110 nghìn đồng/kg, thịt mông và thịt vai giá 100 nghìn đồng/kg...

Bà Nguyễn Thị Hậu- 53 tuổi  bán thịt tại chợ Dịch Vọng cho biết: "Các chủ lái buôn lấy từ hộ chăn nuôi lợn hơi bao nhiêu chúng tôi không biết, nhưng giá thịt lợn móc hàm vẫn giữ ở mức cao. Vì vậy, dù tiêu thụ ít nhưng chúng tôi vẫn phải giữ giá bán".

Trong khi đó, trên thực tế, đường đi của thịt lợn các chợ đầu mối về chợ bán lẻ và khi đến tay người tiêu dùng cho thấy, thịt lợn không kiểm dịch thú y, không đảm bảo an toàn vẫn lọt lưới một cách vô tư.

5g30 sáng ngày 15/3, bà Nguyễn Thị Lan, một tiểu thương ở chợ Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy) đã ra chợ đầu mối để lấy hàng. Gần 80kg thịt đã được chuyển lên xe sau đó hơn 30 phút mặc cả, giao hàng và thanh toán. Tại đây, thịt lợn bà Lan mua không có kiểm dịch thú y.

Bà Lan cũng cho biết: "mang về chợ lẻ, xẻ nhỏ ra thì ai biết thú y là gì nữa?. Nhiều hôm tôi bán hàng cả ngày mà có thấy ai hỏi han kiểm tra, kiểm soát gì đâu". Khảo sát tại các chợ bán lẻ, đặc biệt các chợ cóc mọc lên tự phát trong khu dân cư, thịt lợn không dấu kiểm dịch thú y, không đảm bảo an toàn vẫn bán nhan nhản.

Nông dân lãnh đủ

Thị trường thịt ế ẩm  đã khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều người chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với việc thua nỗ khi thịt lợn rớt giá, đặc biệt là nguy cơ có thể tái đàn là rất khó.

Tại nhiều hộ chăn nuôi lợn ở Hà nội và các tỉnh lân cận cho thấy, nhiều hộ chăn nuôi lợn đang trong tình trạng lợn đến ngày xuất chuồng nhưng không bán được, hoặc bị thương lái ép giảm giá. Theo anh Lê Văn Cường ở xã Tân Lập (Đan Phượng, HN), ở xã có nhiều hộ chăn nuôi lợn khá lớn nhưng do thông tin thịt lợn nhiễm độc nên các hộ ở đây như đứng ngồi không yên. Có gia đình có gần 100 con lợn tới ngày xuất chuồng mà gọi lái buôn tới mua nhưng nhiều người lắc đầu từ chối.

Tại xã Hoàng Lâu (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), gia đình anh Quân cho biết đang rất lo lắng cho đàn lợn 56 con chuẩn bị đến ngày xuất chuồng mà  giá bán lại đang giảm mạnh như thế này". Theo anh Quân, với giá hiện tại thì gia đình sẽ phải chịu lỗ còn nếu cố giữ lợn chờ tăng giá bán thì chi phí cho lợn ăn lại tăng lên mà lợn không phát triển được mấy nữa. Hầu hết các hộ chăn nuôi tại địa phương đang phải bán lợn với giá quá thấp. Trước kia, lợn xuất chuồng thường có giá từ 48.000-50.000 đồng/kg lợn hơi nhưng sau khi thông tin thịt lợn nhiễm độc thì giá bán chỉ còn từ 42.000- 44.000 đồng/kg lợn hơi. Như vậy, mỗi 1kg thịt lợn hơi người dân mất khoảng 6.000 đồng.

"Đến kì trả tiền cám mà giá giảm quá nên chưa dám bán. Người bán cám thúc nợ liên tục. Nhưng nếu bán ra ở thời điểm này, tính toán sơ bộ chúng tôi đã mất tới 25-30 triệu đồng",  anh Quân than thở.

Anh Bùi Văn Toàn chủ trại lợn 500 con ở xã Yên Bình (Vĩnh Phúc) cho biết: "dịch bệnh liên tiếp xảy ra, giá cả bấp bênh, người chăn nuôi thường phải gánh chịu hậu quả và gặp rủi ro cao". Theo anh, nhiều hộ chăn nuôi lợn chấp nhận bán với giá thấp vì sợ nếu kéo dài thì họ sẽ chịu lỗ nặng hơn. Hầu hết người chăn nuôi nhỏ hiện nay do thua lỗ, vốn bỏ ra bị thâm hụt, hay không có đủ vốn để tái đàn nên đành chấp nhận bỏ chuồng trại không.

Theo VEF


Từ khóa: