Sự kiện hot
7 năm trước

Nhật thực có thể 'nấu chín' mắt người thường

Các nhà khoa học cho rằng "nhật thực có thể nấu chín mắt", nếu không có các công cụ hỗ trợ, người xem nhật thực trực tiếp có thể mù lòa.

Hiện tượng nhật thực toàn phần vừa diễn ra ở Mỹ hôm 21/8 (theo giờ địa phương), khi mặt trăng che khuất hoàn toàn đĩa mặt trời. Mặc dù trời đất đột ngột chuyển sang tối, ra ngoài vào thời điểm đó là hoàn toàn bình thường. Điều đang lưu ý là không nên nhìn trực tiếp lên trời bằng mắt trần.

Trường hợp duy nhất người xem có thể quan sát trực tiếp đó là trong khoảng thời gian dưới 2 phút, khi mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời. Khi đó, độ sáng của mặt trời bị giảm xuống mạnh và không gây hại cho mắt thường. Quá thời gian đó, ánh sáng sẽ gây nguy hiểm đến mắt.

Điều gì xảy ra nếu phớt lờ những cảnh báo

Khi nhìn thẳng vào ánh sáng mặt trời, võng mạc, bộ phận nhạy sáng của con mắt sẽ chịu một lượng nhiệt lớn, thậm chí bị nấu chín. Võng mạc tiếp nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện lên não, tuy nhiên các cơn đau thì không. Do vậy dù chỉ một giây nhìn trực tiếp cũng sẽ ảnh hưởng đến mắt về lâu dài, trong đó có suy giảm thị lực, mờ mắt hoặc thậm chí mù lòa.

Tiến sĩ Christopher Quinn, Chủ tịch của Hiệp hội Bác sĩ Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo, mọi người không nên chủ quan, chỉ một thời gian ngắn ngắm nhật thực trực tiếp cũng có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn. Ông đề xuất người xem nên dùng kính nhật thực khi theo dõi sự kiện.

Lý do cần phải có kính nhật thực

Kính nhật thực không phải là loại kính râm thông thường, để theo dõi sự kiện, người dùng cần đến loại kính chuyên dụng. Những chiếc kính nhật thực thường phải đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Dù vậy chúng có giá rất rẻ và có thể mua ở khắp mọi nơi, một số còn cung cấp miễn phí.

Bên cạnh đó, những chiếc kính tự chế bằng bìa giấy với góc nhìn đơn cần phải có bộ lọc tốt. Lớp nhựa này phải đạt tiêu chuẩn ISO 12312-2 để giảm độ sáng của mặt trời tới mức an toàn và quan sát được. Chức năng của chúng là loại bỏ tia cực tím có hại cũng như sóng bức xạ. Khi đem ra so sánh, tấm lọc mặt trời tối màu gấp 100.000 lần so với kính râm thông thường.

Hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra vào ngày 21/8 không chỉ là một hiện tượng tự nhiên kỳ thú, mà còn là cơ hội hiếm cho rất nhiều thí nghiệm khoa học thực hiện. Nhật thực toàn phần lần gần nhất xảy ra ở Mỹ vào năm 1979 và sẽ phải đợi rất lâu sau người dân mới được chiêm ngưỡng một lần nữa

Hoàng Phương
Theo ĐSPL, Vietnammoi

Từ khóa: