Bắt đầu từ một vụ cá cược ở thế kỷ 16, những trò lột đồ chốn công cộng đã trở nên rất phổ biến trong thời kỳ tự do cá nhân bùng nổ, đặc biệt ở các san thể thao, càng đỉnh cao lại càng lý tưởng.
Bắt đầu từ một vụ cá cược ở thế kỷ 16, những trò lột đồ chốn công cộng đã trở nên rất phổ biến trong thời kỳ tự do cá nhân bùng nổ, đặc biệt ở các san thể thao, càng đỉnh cao lại càng lý tưởng.
Tất cả bắt đầu vào một buổi tối thứ Sáu ngày 5/7/1799 khi một người đàn ông bị bắt giữ trước tòa nhà Mansion ở London, thủ đô nước Anh vì trần như nhộng chạy suốt một quãng đường dài. Sau đó, anh ta báo cáo với cảnh sát rằng đã nhận một khoản cá cược 10 đồng guinea (tương đương 735 bảng ngày nay). Năm năm sau đó, sự kiện được lịch sử thành văn ghi lại thứ hai là của một sinh viên đại học ở Mỹ tại Đại học Washington (giờ là Đại học Washington và Lee), George William Crump, trần như nhộng chạy dọc đường Lexington, Virginia.
Kể từ đó, ở Anh và Mỹ, lột đồ chạy ra những nơi công cộng, đặc biệt là các sân thể thao, trở thành một truyền thống được tôn vinh bởi kha khá những kẻ điên rồ với cả những trang mạng hướng dẫn tỉ mỉ cách trở thành một “streaker” (kẻ trần truồng nơi công cộng) như thế nào.
Một streaker lao vào sân ở trận Liverpool thắng Brighton 6-1 ở FA Cup
Michael O’Brien, một người Australia khi đó 25 tuổi, có lẽ là streaker đầu tiên ở một sự kiện thể thao lớn khi vào ngày 20/4/1974, anh trần truồng chạy xuống sân trong một trận đấu giữa tuyển Anh và Pháp tại giải vô địch bóng bầu dục ở Twickenham. O’Brien bị cảnh sát viên Bruce Perry bắt giữ và che của quý của anh này lại bằng chính chiếc mũ cảnh sát. Kể từ đó, O’Brien trở thành Diego Maradona của những streaker và bức ảnh chụp anh bị bắt trở thành một huyền thoại với khuôn mặt phủ kín bởi mái tóc dài, bộ râu rậm rạp, nhưng cả người lại trần như nhộng, trong sự phấn khích điên cuồng của đám đông trên sân. Chiếc mũ cảnh sát sau đó thậm chí được đưa vào nhà bảo tàng lịch sử Twickenham.
Streaker tấn công sân khúc côn cầu...
Từ sau O’Brien, những tay streaker mọc lên như nấm sau mưa rào. Lột đồ nhảy xuống sân trở thành một sự kiện thường xuyên với bóng bầu dục đến mức dân streaker Úc có những biểu tượng mới của riêng mình, Bruce McCauley với pha chạy vào sân cricket năm 1977 hay Helen D’Amico ở hàng loạt trận đấu bóng bầu dục năm 1982.
Dần dần, streaker lan sang nhiều môn thể thao khác. Trận chung kết Wimbledon đơn nam năm 1996 giữa MaliVai Washington và Richard Krajicek đã bị cắt ngang bởi một streaker nữ ngay trước thủ tục tung đồng xu chọn sân. Melissa Johnson, một sinh viên 23 tuổi, đã ghi tên mình vào lịch sử với tư cách streaker đầu tiên ở Wimbledon. Cô chạy xuống sân với độc một chiếc tạp dề trên người và khi đám đông chưa kịp nhận ra điều gì thì chiếc tạp dề đã được kéo qua khỏi đầu.
... ôm hôn cầu thủ...
Wimbledon một lần nữa chứng kiến khung cảnh một người đàn ông như từ khi mới lọt lòng vào năm 2006 khi một DJ người Hà Lan, Sander Lantinga, chạy vào sân trong cuộc đấu bán kết giữa hai tay vợt nữ xinh đẹp Maria Sharapova và Elena Dementieva, những người đã phải giả vờ che mặt bằng khăn lau trong khi đám đông hò hét đầy phấn khích. Hóa ra, Lantinga làm việc theo đơn đặt hàng, của một chương trình truyền hinh có tựa đề: Phải thử trước khi bạn chết.
... không bỏ qua sân golf...
Nhưng không chỉ trên các mặt sân ngoài trời. Bi-a, vốn là một môn thể thao tĩnh lặng và ít được chú ý, cũng có những tay streaker trứ danh, như Lianne Crofts trong trận chung kết giải Benson & Hedges Masters 1997, Andrew Slater ở giải vô địch thế giới các năm 2002 và 2004.
... và cũng có đôi
Hầu hết các vụ việc kết thúc bằng những nụ cười trên sân, trên khán đài, hoặc thẹn thùng bẽn lẽn, hoặc thích thú khoái trá, không ít tay streaker bị cấm đến sân hoặc bị phạt vi cảnh vì tội công súc tu sỉ, nhưng cũng có những trường hợp cái giá phải trả đắt hơn. Năm 2005, câu lạc bộ Đức Hansa Rostock đã khởi kiện và thắng kiện ba tay streaker làm gián đoạn một trận đấu của họ gặp Hertha Berlin năm 2003. Ba người này phải trả khoản tiền phạt 20.000 euro mà Liên đoàn bóng đá Đức áp đặt với Rostock vì không giữ được an ninh trên sân. Người Đức quả là không thích đùa.
T.T
Theo TT&VH