Những cơn đau đang lan rộng
Theo đưa tin từ Bloomberg, việc trượt giá tiền tệ của Trung Quốc dừng lại trong tuần này sau khi ngân hàng trung ương thực hiện việc nới lỏng định lượng. Điều này có nghĩa rằng các ngân hàng thương mại có những công cụ để ổn định thị trường và tránh các hành động theo "đàn". Việc giảm giá 4,7% của đồng nhân dân tệ trong năm này có thể mới chỉ bắt đầu lan rộng sang các nước láng giềng của Trung Quốc.
Tỷ giá VNĐ/USD đã dao động gần như trong biên độ 3% trong hai tuần qua khi các nhà giao dịch kỳ vọng vào sự mất giá nhanh hơn của đồng VNĐ.
Các nhà giao dịch tiền tệ của Việt Nam đang đẩy tiền đồng dao động gần biên độ giao dịch 3%.
|
Tỷ giá VNĐ/USD qua các năm |
Cũng như nhân dân tệ, tiền đồng tiếp tục mất giá so với USD. Tỷ giá trung tâm (VNĐ/USD) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chạm mức cao nhất trong lịch sử. Theo mức tỷ giá này, đồng VNĐ đã giảm giá 1,1% so với USD và giảm giá khoảng 2,7% theo tỷ giá trên thị trường ngân hàng.
Các nhà đầu tư tiền tệ đang suy đoán về sự suy giảm hơn nữa của VNĐ khi nhìn vào phản ứng trong quá khứ của tiền đồng khi nhân dân tệ (NDT) giảm mạnh. Ngày 12/8/2015, một ngày sau khi Trung Quốc phá giá đồng NDT, Việt Nam đã nới biên độ dao dịch của tỷ giá. VNĐ đã mất giá khoảng 3% theo tỷ giá trung tâm và 5,1% trên thị trường tiền tệ vào cuối năm 2015.
Sự giảm giá của VNĐ trong năm nay ít hơn một nửa so với sự sụt giảm của những đồng tiền của một số nước hàng xóm lớn hơn. Điều này cho thấy việc mất giá vẫn có thể tiếp tục xảy ra nhất là khi NDT tiếp tục suy giảm.
Trung Quốc cũng không cho thấy thái độ rõ ràng về vấn đề trượt giá của NDT. Thay vì triển khai bán USD từ 3 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối, Bắc Kinh đã phần lớn sử dụng các giao dịch hoán đổi tiền tệ để ổn định tỷ lệ giao ngay. Đó là một công cụ kém hiệu quả bởi vì các nhà giao dịch chỉ đơn giản có thể đặt cược giảm giá.
Những nhà giao dịch Việt Nam tiếp tục hoài nghi về những lời hùng biện của Trung Quốc. Ngày 3/7, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang nói họ sẽ "giữ tỷ giá NDT về cơ bản ổn định ở mức hợp lý và cân bằng". Đồng tiền này đã giảm hơn 2,5% trong 1 tháng sau đó. NDT là đồng tiền có chuyển động tệ nhất so với USD trong 12 đồng tiền của Châu Á trong tháng qua.
Đồng NDT đã mất giá 3,1% so với đồng USD trong tháng qua, nhiều nhất trong số các đồng tiền chính của châu Á.
|
Diễn biến của NDT so với USD |
Thời điểm để hành động?
Trong 1 tuần hồi tháng 7, NHNN Việt Nam đã phải bán ra hơn 2 tỷ USD để đáp ứng về nhu cầu ngoại tệ của các ngân hàng. Hiện chưa rõ số tiền mà NHNN đã bán ra nhằm hỗ trợ đồng VNĐ. Với tốc độ này, nó có thể sẽ nhanh chóng "ngốn" hết 12 tỷ USD dự trữ ngoại hối tăng lên trong năm vừa qua.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không cần quá lo ngại về vấn đề mất giá trong thời điểm hiện tại. Không giống như tình trạng đã diễn ra trong năm 2015 khi chỉ số giá tiêu dùng vượt qua 4% trong hai tháng liên tiếp.
Việt Nam là nền kinh tế mở nhất Đông Nam Á về một số tiêu chí với giá trị nhập khẩu chiếm gần 100% GDP. Do đó, càng dễ bị áp lực lên giá cả hàng hoá. Một sự suy giảm 1 điểm % trong tiền đồng có thể dẫn đến một sự gia tăng 0,25 điểm % trong lạm phát tiêu đề, theo ước tính của HSBC.
|
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt qua mức 4% mục tiêu của NHNN |
Hai năm trước, phải đợi khi chính sách "bồ câu" của Fed (duy trì lãi suất thấp để khuyến khích tăng việc làm) được áp dụng mới có thể giải phóng áp lực lên đồng nhân dân tệ. Việt nam cũng không thể tính toán đến nó trong thời điểm hiện tại khi mà Ngân hàng TW Hoa kỳ xác định không cần phải làm "nóng" cho một nền kinh tế mạnh.
Nếu áp lực thị trường vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ bị ép buộc phải tăng lãi suất, như các nước Đông Nam Á khác như Indonesia và Philippines. Và tốt hơn là hy vọng PBOC luôn nhớ là những gì đã nói.
Diệp Bình
Theo Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng