Hiện tượng các đĩa kiến tạo, trước đây thường được cho là chỉ tồn tại trên hành tinh xanh, cũng xuất hiện bên dưới bề mặt sao Hỏa.
Hiện tượng các đĩa kiến tạo, trước đây thường được cho là chỉ tồn tại trên hành tinh xanh, cũng xuất hiện bên dưới bề mặt sao Hỏa.
Kỳ diệu hệ thống Valles Marineris trên sao Hỏa - Ảnh: NASA
Một nhà nghiên cứu của Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) tuyên bố đã tìm thấy hiện tượng địa chất đặc biệt tưởng chừng như là “độc quyền” của Trái đất, đã xảy ra ở trường hợp hành tinh đỏ.
Hiện tượng địa chất, bao gồm các chuyển động của các đĩa kiến tạo khổng lồ bên dưới lớp vỏ một hành tinh, ở sao Hỏa đang trong giai đoạn sơ khai. “Nó cho phép chúng ta mường tượng được Trái đất non trẻ có bề ngoài ra sao, và có thể giúp con người hiểu ra cách các đĩa kiến tạo bắt đầu như thế nào trên địa cầu,” theo giáo sư An Yin.
Giáo sư Yin đã rút ra kết luận trên trong khi phân tích hình ảnh vệ tinh từ tàu không gian của NASA gọi là THEMIS và camera HIRISE trên thiết bị tự hành sao Hỏa Orbiter.
Ông đã phân tích khoảng 100 hình ảnh vệ tinh, và có hơn một chục bức cho thấy sự hiện diện của các đĩa kiến tạo.
Giáo sư Yin đang triển khai nghiên cứu địa chất tại dải Himalaya và cao nguyên Tây Tạng, 2 trong số 7 đứt gãy chính của đĩa kiến tạo trên thế giới, và từ đó phát hiện những điểm tương đồng khi quan sát hình ảnh của bề mặt sao Hỏa, theo chuyên san Lithosphere.
Bề mặt hành tinh đỏ bị cắt bởi một hệ thống hẻm núi dài nhất và sâu nhất trong hệ mặt trời, gọi là Valles Marineris, khiến các chuyên gia phải vắt óc suy nghĩ trong suốt 4 thập niên về nguồn gốc ra đời của chúng.
Giáo sư Yin cho rằng hiện tượng trên giống như hệ thống đứt gãy của Trái đất ở Biển Chết.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien