Sự kiện hot
12 năm trước

Phát hiện động vật chân đốt có não lâu đời nhất

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy bộ não lâu đời nhất trong hóa thạch của một loài động vật chân đốt có niên đại cách đây khoảng 520 triệu năm.

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy bộ não lâu đời nhất trong hóa thạch của một loài động vật chân đốt có niên đại cách đây khoảng 520 triệu năm.

Hóa thạch của loài Fuxianhuia protensa có niên đại cách đây 520  triệu năm.

Tiến sĩ Nicholas Strausfeld, giám đốc Trung tâm khoa học côn trùng thuộc trường đại học Arizona (Mỹ) cùng với các cộng sự người Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của loài động vật chân đốt có não lâu đời nhất ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Hóa thạch còn khá nguyên vẹn.

Sau khi phân tích hóa thạch tìm được các nhà khoa học đã xác định nó thuộc về một loài động vật chân đốt có tên là Fuxianhuia protensa, sống ở kỷ Cambri cách đây khoảng 543 triệu năm đến 488 triệu năm. Tuy nhiên, ngày nay loài động vật này đã tuyệt chủng.

Tiến sĩ Strausfeld cho biết cấu tạo não của loài Fuxianhuia protensa tương tự như não của các loài côn trùng hiện đại ngày nay. Điều này chứng tỏ rằng não của động vật đã tiến hóa với cấu tạo phức tạp sớm hơn trong lịch sử chúng ta ghi nhận trước đây.

“Phần còn lại của động vật được tìm thấy rất đơn giản, nên chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy não của nó có cấu tạo phức tạp như thế này”, tiến sĩ Nicholas Strausfeld, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên LiveScience.

Hiện tại, có 2 giả thuyết khác nhau về quá trình tiến hóa của động vật chân đốt bao gồm những loài như tồm, bọ cạp, bọ cánh cứng, bướm,... Một giả thuyết cho rằng côn trùng tiến hóa từ tổ tiên là các loài giáp xác có cấu tạo cực kỳ đơn giản, như tôm, bọ chét nước.

Trong khi đó, giả thuyết còn lại tin rằng tất cả côn trùng,  động vật chân màng và loài giáp xác bậc cao có nguồn gốc từ một tổ tiên với cấu tạo não phức tạp.

Hà Hương
Theo Vietnamnet

Từ khóa: