Sự kiện hot
4 năm trước

Phú Quốc lên thành phố, thị trường bất động sản sẽ sớm sôi động trở lại

Sau khi hoàn thành lấy ý kiến cử tri, đầu tháng 8/2020 tỉnh Kiên Giang đã trình lên Chính phủ Đề án thành lập Thành phố Phú Quốc. Những chuyển biến mới có khiến thị trường sớm sôi động trở lại? Đâu sẽ là phân khúc được nhà đầu tư quan tâm?

Tâm điểm phát triển không gian đô thị sẽ là An Thới

Theo Đề án, Thành phố Phú Quốc có diện tích tự nhiên hơn 575km2 (tương đương quốc đảo Singapore), gồm 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 6 xã (Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn). Xã Hòn Thơm sẽ nhập vào phường An Thới.

2 phân khu đô thị trung tâm (Dương Đông và An Thới) có vai trò “đầu tàu” thúc đẩy phát triển kinh tế toàn thành phố. Trong đó: Phân khu đô thị Dương Đông có diện tích hơn 2.518 ha sẽ là trung tâm hành chính và là cửa ngõ giao lưu quốc tế. Dân số dự kiến đến đến năm 2030 là 240.000 người. Phân khu đô thị An Thới (sau khi nhập xã Hòn Thơm) có diện tích trên 1.000 ha, được quy hoạch thành đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật, trung tâm thương mại, du lịch, khu công nghiệp nhẹ và là trung tâm văn hóa, di tích lịch sử gắn với truyền thống địa phương. Quy mô dân số hơn 70.000 người.

Nhìn vào Đề án có thể thấy, Phú Quốc sẽ mở rộng không gian đô thị. Trong đó Phân khu đô thị An thới sẽ kéo đến cực Nam đảo, bao trùm toàn bộ xã Hòn Thơm hiện nay.

D:\Meyland\Các bài Pr từ tháng 4\Bài Dự án tuần 4 tháng 9\Phú Quốc ảnh Internet.jpg
Không gian đô thị sẽ có nhiều thay đổi khi Phú Quốc lên thành phố (ảnh Internet)

Về quy mô dân số: Với định hướng trở thành Thành phố đảo, Phú Quốc sẽ đón thêm hàng vạn người từ đất liền ra lập nghiệp và hàng nghìn chuyên gia, quản lý của các Tập đoàn quốc tế đến sinh sống. Dự kiến quy mô dân số Phú Quốc đến năm 2040 sẽ khoảng 510.000 người và đến năm 2050 sẽ là 680.000 người.

Không gian đô thị mở rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh, số dân tăng vọt tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhà ở đô thị.

Làn sóng đầu tư thứ 2 sẽ sớm hình thành

Với việc “thăng hạng” lên thành phố, Đảo Ngọc sẽ được “giải phóng” khỏi chiếc áo đã chật. Ở vị thế mới, Phú Quốc sẽ sánh ngang với các thành phố du lịch tầm cỡ trong khu vực như Singarpore, Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia), Malacca (Malaysia)… hay Đà Nẵng, Nha Trang… của Việt Nam.

Định hướng mới cũng tạo ra sức hút đầu tư mới. Trên thực tế, từ năm 2014 Phú Quốc đã được công nhận là đô thị loại II. Hạ tầng đã được đầu tư mạnh mẽ với hàng chục nghìn tỉ đồng. Trong đó, hơn 5.800 tỷ đồng cho giao thông, 2.400 tỷ đồng cho hệ thống điện, hơn 1.600 tỷ đồng cho cảng hành khách quốc tế, hơn 3.000 tỷ đồng mở rộng sân bay… Đến nay Phú Quốc đã thu hút hơn 300 dự án kinh tế với tổng diện tích gần 11.000 ha, trong đó 47 dự án đã hoạt động, 71 dự án đang triển khai xây dựng. Tổng vốn đăng ký hơn 16 tỉ USD (cao gấp đôi tổng vốn FDI đăng ký toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long). Phần lớn dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch và phát triển kinh tế biển.

Hầu hết các Tập đoàn lớn như Vingroup, SunGroup, Bim Group, CEO Group... đã đầu tư vào Phú Quốc. Các thương hiệu quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như InterContinental, Park Hyatt, Marriott, Wyndham, Accor Hotels, Mövenpick, Novotel, PullMan… cũng đã có mặt. Mới đây nhất, dự án khu phi thuế quan đã được phê duyệt đầu tư.

Với mục tiêu trở thành Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, Phú Quốc sẽ được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, cảnh quan đô thị, môi trường… Quy hoạch mở rộng không gian đô thị cũng sẽ tạo ra những sức hút mới vào các lĩnh vực liên quan. Việc “thăng hạng” lên thành phố cũng sẽ làm thay đổi toàn bộ cơ cấu nền kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Bất động sản đô thị sẽ là tâm điểm

Theo các chuyên gia, khi Phú Quốc lên thành phố, đời sống kinh tế được nâng cao tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu về không gian sống trong các dự án đô thị cao cấp, tiện ích hoàn hảo. Mặt khác, với điều kiện sống lý tưởng và cơ chế vận hành mới, Phú Quốc sẽ sớm vượt qua vai trò đơn thuần là một điểm đến du lịch như hiện nay để trở thành một “thành phố du lịch đáng sống”.

Đáng chú ý, theo Đề án thành lập Thành phố Phú Quốc chỉ có 3 khu vực phát triển không gian đô thị gồm: Khu vực trung tâm Dương Đông, Khu đô thị mới Nam An Thới và Khu đô thị mới Bắc An Thới. Với các nhà đầu tư, việc Phú Quốc tiến nhanh tới mục tiêu trở thành Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam đã khiến họ phải điều chỉnh lại hướng đi của dòng vốn. Nếu trước đây, với tầm nhìn Phú Quốc sẽ trở thành “thiên đường nghỉ dưỡng” mới của châu Á, họ đã dồn vốn vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Thì nay với định hướng trở thành thành phố đảo, họ đang dồn sự chú ý vào bất động sản đô thị.

D:\Meyland\Các bài Pr từ tháng 4\Bài Dự án tuần 4 tháng 9\minihotel-03 resize.jpg
Theo Đề án thành lập Thành phố Phú Quốc, Meyhomes Capital Phú Quốc thuộc phân khu đô thị Bắc An Thới

“Thành phố đảo nhiệt đới đa sắc màu” Meyhomes Capital Phú Quốc do Tập đoàn Tân Á Đại Thành – Meyland đầu tư phát triển thuộc quy hoạch Khu đô thị mới Bắc An Thới. Dự án đã được triển khai từ tháng 11/2019 và đang được thi công với tiến độ khẩn trương, đảm bảo tiến độ. Theo chia sẻ của chủ đầu tư: Meyhomes Capital Phú Quốc là dự án hoàn toàn khác biệt so với thị trường, đô thị nghỉ dưỡng này sẽ là không gian lý tưởng để sống - nghỉ dưỡng và kinh doanh. Đây cũng sẽ là trung tâm kinh tế, văn hóa và tài chính mới phía Nam thành phố Phú Quốc.

PV

Từ khóa: