Các nhà khoa học Anh đang điều chế một loại thuốc mới chống trầm cảm hữu hiệu thông qua việc nghiên cứu cách thức các hoócmôn gây căng thẳng làm giảm số lượng tế bào mới của não bộ, quá trình vốn liên quan tới triệu chứng trầm cảm.
Các nhà khoa học Anh đang điều chế một loại thuốc mới chống trầm cảm hữu hiệu thông qua việc nghiên cứu cách thức các hoócmôn gây căng thẳng làm giảm số lượng tế bào mới của não bộ, quá trình vốn liên quan tới triệu chứng trầm cảm.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: mims.co.uk)
Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Proccedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Anh số ra ngày 6/5.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tâm thần của Đại học King ở London, Anh đã tiến hành nghiên cứu các tế bào gốc vùng đồi thị của con người (nguồn tế bào mới trong não bộ người). Họ đã tính toán mức độ ảnh hưởng của loại tế bào gây căng thẳng "cortisol" lên tế bào thần kinh và phát hiện protein "SGK1" đóng vai trò quan trọng gây ra các hiệu ứng làm suy giảm quá trình tạo tế bào mới của não bộ.
Bằng cách đo các tác động của cortisol theo thời gian, các nhà khoa học phát hiện thấy mức tăng của protein SGK1 sẽ kéo dài tác động gây hại của hoócmôn căng thẳng trên tế bào thần kinh.
Protein SGK1 tác động tới tế bào thần kinh, sẽ ngăn cản quá trình não bộ tiếp tục sản sinh các tế bào não mới, theo đó chứng trầm cảm sẽ xuất hiện.
Nắm được cơ chế hoạt động của loại protein gây hại này, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm một loại thuốc tổng hợp mới có tác dụng kiềm chế SGK1, ngăn tác động tiêu cực của hoócmôn căng thẳng vốn làm tăng lượng sản sinh các tế bào não mới.
Theo số liệu thống kê, khoảng 20% số người trên thế giới từng trải qua một giai đoạn trầm cảm nặng trong cuộc đời. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán đến năm 2020, trầm cảm sẽ là " đối thủ" của bệnh tim, gây rối loạn sức khỏe và tạo gánh nặng lớn nhất cho ngành y tế toàn cầu.
theo TTXVN