"Người tiêu dùng bắt đầu xem bạch kim như một món đầu tư khi vàng và bạch kim dần ngang giá", hãng Johnson Matthey công bố trong báo cáo tổng kết thị trường năm 2011.
"Người tiêu dùng bắt đầu xem bạch kim như một món đầu tư khi vàng và bạch kim dần ngang giá", hãng Johnson Matthey công bố trong báo cáo tổng kết thị trường năm 2011.
Qua sốt vàng, bạch kim lên ngôi tại châu Á
Bạch kim đang làm phân tán sức hút với vàng sau khi các nhà đầu tư đẩy giá vàng lên đỉnh, và giới đầu tư thoát khỏi tình trang hỗn loạn của thị trường..
Tháng 12/2008, lần đầu tiên vàng vượt bạch kim trở thành kim loại đắt giá nhất được sử dụng chế tác trang sức. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng trong thị trường trang sức đã giảm 3% trong năm 2011, trong khi nhu cầu bạch kim tăng 1,8%.
"Mỗi lần vàng lên cơn sốt và lập những đỉnh mới, nhu cầu trang sức cũng bị ảnh hưởng", David Wilson, nhà phân tích của Citigroup tại London nhận định. "Tình hình sốt vàng như năm trước là yếu tố hỗ trợ cho sự lên ngôi của bạch kim trong chế tác trang sức".
Tại Trung Quốc, thị trường chiếm 68% nhu cầu tiêu thụ các kim loại quý, nhu cầu trang sức bạch kim đang tăng mạnh. Tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, bạch kim cũng đang dần trở nên phổ biến trong giới phụ nữ trẻ, một phần do giá vàng tăng mạnh.
"Tất cả các nhà bán lẻ đều thấy rõ sức tăng mạnh trong nhu cầu bạch kim. 2012 sẽ là năm bạch kim lên ngôi", một nhà phân tích cho biết.
Theo số liệu từ Bloomberg, vàng đã liên tục tăng 11 năm liên tiếp và đạt đỉnh 1.921 USD/oz ngày 6/9/2011 trước khi giảm về mức 1.784 USD/oz ngay trong ngày hôm qua. Cũng trong ngày hôm qua, bạch kim giữ giá ở mức 1.718 USD/oz , tăng so với mức trung bình trong vòng 3 năm qua (1.546 USD/oz).
Qua sốt vàng, bạch kim lên ngôi tại châu Á (Ảnh: Bloomberg)
Sắp tới mốt đầu tư bạch kim?
"Người tiêu dùng bắt đầu xem bạch kim như một món đầu tư khi vàng và bạch kim dần ngang giá", hãng Johnson Matthey công bố trong báo cáo tổng kết thị trường năm 2011. Dẫu vậy, hiện nhu cầu sử dụng vàng trong chế tác trang sức vẫn lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu sử dụng bạch kim.
Khoảng cách ngày càng hẹp trong việc sử dụng hai kim loại quý này để chế tác nhẫn, dây chuyền, vòng trang sức báo hiệu sức tăng trưởng mạnh về nhu cầu bạch kim trong tương lai.
Hội đồng vàng Thế giới cho biết, nhu cầu dùng vàng làm trang sức đã giảm 13%, xuống còn 1.962 tấn trong nửa cuối năm 2011, trong khi nhu cầu sử dụng bạch kim tăng mạnh. Morgan Stanley dự báo hồi tháng 1/201, nhu cầu bạch kim sẽ tiếp tục tăng. Giới ngân hàng kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ trang sức bạch kim sẽ tăng 8,9% trong năm nay và sẽ tăng 36,7% từ 2011 cho tới năm 2017.
Theo khảo sát của Bloomberg, tuy vậy, trong ngắn hạn vài năm tới, vàng sẽ tiếp tục đắt hơn bạch kim. Nhu cầu đầu tư vào vàng trong năm 2011 đã tăng 7% trong năm 2011, do lo ngại tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại do khủng hoảng tài chisng tại khu vực châu Âu.
Johnson Matthey cho biết, tại Trung Quốc, nhu cầu bạch kim tăng 2% lên 52,4 tấn (tương đương 1,68 triệu oz) trong năm 2012, trong khi Ấn Độ tiêu thụ 2,9 tấn (tương đương 93.000 oz) trong năm 2011.
Vàng và bạch kim có thể sẽ còn tiếp tục cạnh tranh với các nhóm kim loại quý khác khi các hãng trang sức tiếp tục kiếm tìm những chất liệu quý và mới cho chế tác trang sức.
Bảo Linh
Theo Bloomberg