Không biết tự bao giờ, trong tâm lý nhiều người Việt đã tồn tại tâm lý sính hàng ngoại. Và cụm từ dùng hàng “xách tay” từ lâu đã là khái niệm đầy kiêu hãnh của một số ít người được cho là sành điệu, có tiền. Nhưng, thực sự hàng “xách tay”có thực sự là hàng xịn do ai đó xách… tay từ nước ngoài về? Hãy cùng chúng tôi tới phố Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội- con phố chuyên trị hàng “xách tay” nức tiếng để tìm hiểu thực hư.
Không biết tự bao giờ, trong tâm lý nhiều người Việt đã tồn tại tâm lý sính hàng ngoại. Và cụm từ dùng hàng “xách tay” từ lâu đã là khái niệm đầy kiêu hãnh của một số ít người được cho là sành điệu, có tiền. Nhưng, thực sự hàng “xách tay”có thực sự là hàng xịn do ai đó xách… tay từ nước ngoài về? Hãy cùng chúng tôi tới phố Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội- con phố chuyên trị hàng “xách tay” nức tiếng để tìm hiểu thực hư.
Hàng xách tay là… cả một xe tải hàng 2,5 tấn (?)
Có dịp được mục sở thị ngay chiều ngày cuối tuần vừa qua, chắc có lẽ không ít quan niệm về hàng xách tay cũng sẽ phải thay đổi trong số đông những khách hàng vốn được coi là trung thành với khu chợ nơi đây. Một xe tải chở hàng với trọng tải 2,5 tấn đỗ trước một cửa hàng vốn được dân nghiền hàng ở đây cho là “xịn” nhất và nhiều hàng “độc” nhất! Theo chủ cửa hàng thì hầu hết các mặt hàng của họ đều là hàng miễn thuế của nhân viên hàng không mang về, chất lượng đảm bảo 100%(?).
Đã là hàng mỹ phẩm, mà là hàng nước ngoài thuộc diện cao cấp, thì chắc ai cũng biết tiêu chuẩn của họ cao thế nào, từ hạn sử dụng, cách sử dụng cho đến cách bảo quản. Vậy mà xem qua một loạt các kệ trưng bày và bán đồ mỹ phẩm nơi đây, chúng tôi thấy hàng hóa xếp la liệt, và gần như, khái niệm bảo quản là “xa xỉ” và không có. Chắc có lẽ, hơn ai hết, chỉ có người bán mới biết rằng nó không giá trị tới mức cần bảo quản(?). Đến tủ hàng “cao cấp”, hiệu Lóréal, một nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp, cầm trên tay một chai dầu gội và một chai sữa tắm, hỏi nhân viên bán hàng về hạn sử dụng, chúng tôi được giải thích là: “hạn dùng 24 tháng, kể từ ngày mở nắp…”. Loay hoay nhìn ký hiệu trên vỏ hộp xem có hình minh họa cho nắp mở và thời hạn sử dụng in liền đó hay không, chưa kịp nhìn ra, mà cũng chẳng có để nhìn, thì cô nhân viên nhanh nhảu: “Chị cứ yên tâm, bọn em bán quen rồi, nên bọn em biết chứ! Cả xe hàng vừa về tuần trước, mà tuần này chỉ còn có thế thôi đấy!”. Chợt nghĩ, không lẽ, giờ hàng xách tay không phải là những thứ chỉ nhỏ gọn và sang trọng, hiếm hoi có được để nhân viên hàng không có thể mang về làm hàng “độc”. Giờ hàng xách tay là cả một , thậm chí đến hàng vài xe tải hạng nặng. Như vậy thì tay nào xách cho nổi(?).
Tìm hiểu kỹ thì trong số tất cả mặt hàng la liệt được bày ra đó, cũng có một số là hàng do nhân viên hàng không mang về, nhưng chiếm chưa tới 10%, còn lại là hàng nhập không rõ nguồn gốc, không có hạn sử dụng in trên bao bì, hoặc nếu có thì chủ cửa hàng, hay nhân viên bán hàng mới biết, bởi họ “quen rồi”. Không ít người trong số khách hàng hôm đó băn khoăn, bởi họ vẫn biết rằng, công nghệ in nhãn mác bao bì bây giờ vô cùng tinh vi, và, biết đâu, hàng “xách tay” nơi đây, cũng có “ made in” từ những cơ sở in lậu đó(?).
Cần thay đổi quan niệm và thói quen
Rời khỏi những cửa hàng có vị trí “đắc địa”, chúng tôi vào sâu bên trong một ngõ nhỏ. Đến một cửa hàng khác, không thấy có biển hiệu, nhưng có khách ra vào và có vẻ cũng kín đáo hơn. Hỏi ra mới biết, đây là nhà của một nữ tiếp viên hàng không. Quan sát các mặt hàng, rõ ràng có ít hơn nhiều và không “quy mô” như nhà hàng mặt phố. Mọi thứ nhỏ gọn và rất ít. Cô tiếp viên trẻ cũng không ngại khi chia sẻ với chúng tôi: “Thực ra, hàng xách tay của chúng em có điều kiện để mang về là không nhiều, trước là để dùng, sau vì nhiều người nhờ, nên chúng em cứ mang về và thế là thành “chợ”. Tất nhiên là không đánh đồng được. Cũng phải nói thật là không phải loại hàng xách tay nào cũng có nguồn gốc từ Âu, Úc, hay Mỹ… có nhiều mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Thái Lan, bởi sang đó đến dịp giá “sale off” là bọn em… “ôm”". Quả thực, trên giá nhỏ để hàng, có mặt hàng là made in China thật, nhưng được cô giải thích rằng đây là hàng Trung ương Trung Quốc nên đảm bảo 100%. Thôi, thế cũng gọi là được. Bởi sự giải thich của cô là có lý vì dẫu sao cũng rõ nguồn gốc, có hạn sử dụng, và đặc biệt là không ngại với “made in China”, chứ không như cửa hàng nơi mặt phố cách đó vài chục mét, chỉ toàn hàng hiệu Âu, Mỹ mà thông tin thì chỉ có “quen” mới biết(!)
Vẫn biết hàng “xách tay” thỏa mãn được nhu cầu mới lạ và độc đáo cho không ít thói quen của người tiêu dùng. Nhưng khi lựa chọn cho mình một sản phẩm “xách tay”, thì “thượng đế” cũng nên nhớ rằng không phải hàng “xách tay” nào cũng là hàng “xịn”, đẳng cấp và chất lượng như ý cố thủ.
Theo VEF