Sự kiện hot
12 năm trước

Thêm bằng chứng về giả thuyết sao chổi gây nên Đại diệt chủng khủng long

Tảng đá vũ trụ va vào Trái đất 65 triệu năm trước có thể là một ngôi sao chổi “chạy quá tốc độ”, khiến cho loài khủng long hoàn toàn bị diệt chủng.

Tảng đá vũ trụ va vào Trái đất 65 triệu năm trước có thể là một ngôi sao chổi “chạy quá tốc độ”, khiến cho loài khủng long hoàn toàn bị diệt chủng. 

Các nhà khoa học ở New Hampshire đã đưa ra nhận định cho rằng các miệng núi lửa Chicxulub rộng 180km được tạo ra bởi một vật thể nhỏ hơn so với suy đoán trước đây của con người. Các nhà khoa học đã từng nghĩ rằng thủ phạm của vụ va chạm là một tiểu hành tinh lớn và di chuyển tương đối chậm.


Hình ảnh mô phỏng vụ va chạm giữa Trái đất và ngôi sao chổi đã khiến 75% loài vật bị diệt chủng cách đây 65 triệu năm

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác được trình bày tại Hội nghị Khoa học về Mặt trăng và các hành tinh lần thứ 44 tỏ ra thận trọng hơn về kết quả này.

“Mục tiêu của nghiên cứu của chúng tôi là những đặc điểm của vụ va chạm tạo ra các miệng núi ở ở bán đảo Yucatan [Mexico]”, Jason Moore, nhà nghiên cứu đến từ Đại học Dartmouth ở New Hampshire, Mỹ cho biết.

Các nghiên cứu trước đây cho biết tảng đá vũ trụ đã làm nảy sinh một lớp trầm tích giàu iridium trên trái đất ở nồng độ cao hơn nhiều so với tự nhiên. Vì thế, nó phải đến từ ngoài không gian.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu mới cho thấy giá trị iridium thường xuyên được trích dẫn không chính xác. Họ sử dụng một so sánh với một phần tử ngoài trái đất đã được lắng đọng khỏi các tác động – nguyên tố osmium – họ có thể suy luận rằng các vụ va chạm đã tạo ra ít mảnh vỡ hơn so với quan niệm trước đây. Sau đó, họ đưa ra các giả thuyết mới và cố gắng dung hòa giả thuyết này với các tính chất vật lý nổi tiếng về ảnh hưởng Chicxulub.

Tảng đá không gian đã tạo ra miệng hố 180km có thể nhỏ hơn nhiều chu vi này, và nó phải di chuyển với vận tốc tương đối nhanh. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng một sao chổi dài (long-period comet) thích hợp hơn cả với các giả thuyết của mình.

“Một tiểu hành tinh có đường kính 5km có thể tạo ra nhiều iridium và osmium như đã biết. Tuy nhiên, một tiểu hành tinh kích thước đó sẽ không tạo ra được một miệng núi lửa có đường kính gần 200km”, Tiến sĩ Moore khẳng định, “Vì vậy, chúng tôi đã nói: Làm thế nào để có được vật gì có đủ năng lượng tạo ra một miệng núi lửa có kích thước lớn như vậy. Và những dữ liệu đã mang lại cho chúng tôi sao chổi”.

Sao chổi dài là tập hợp của các tảng đá khổng lồ, bụi và băng có quỹ đạo rất lập dị di chuyển chung quanh Mặt trời. Chúng có thể mất hàng trăm, hàng ngàn hoặc thậm chí một số trường hợp là hàng triệu năm để hoàn thành một quỹ đạo.

Các sự kiện tuyệt chủng 65 triệu năm trước đây bây giờ được kết hợp với những tác động không gian ở Chicxulub. Nó đã giết hại khoảng 70% loài vật trên trái đất trong vòng thời gian ngắn, trong đó loài khủng long đã hoàn toàn tuyệt chủng. Sự va chạm khổng lồ đã gây ra hỏa hoạn, động đất và sóng thần rất lớn. Bụi và khí bị ném vào khí quyển khiến cho Trái đất bị rơi vào tình trạng băng giá trong nhiều năm.

Tiến sĩ Gareth Collins, người nghiên cứu tác động của các miệng núi lửa tại Đại học Hoàng gia London, mô tả nghiên cứu của nhóm Dartmouth là “công việc tốt đẹp”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng “khó có thể xác định chính xác kích thước va chạm từ địa hóa”, nói thêm rằng thực tế khối lượng va chạm được phân phối trên toàn cầu có thể thấp hơn 20% so với mức 75% mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra. 

Minh Anh
theo Infonet

Từ khóa: