Theo IDC, sản lượng PC xuất xưởng trong quý 1/2013 tuột dốc 14%, nhiều hơn so với dự đoán trước đây. Trong khi đó, Gartner thống kê thấy sản lượng PC giảm 11%, lần đầu tiên giảm xuống dưới 80 triệu chiếc kể từ năm 2009.
Theo IDC, sản lượng PC xuất xưởng trong quý 1/2013 tuột dốc 14%, nhiều hơn so với dự đoán trước đây. Trong khi đó, Gartner thống kê thấy sản lượng PC giảm 11%, lần đầu tiên giảm xuống dưới 80 triệu chiếc kể từ năm 2009.
Đây thực sự là tín hiệu tồi tệ của thị trường PC hiện nay.
Theo IDC, sản xuất máy tính toàn cầu trong quý 1/2013 tuột dốc 14% so với năm ngoái, giảm nhiều hơn so với dự đoán 7,7%. Đánh dấu quý giảm tồi tệ nhất kể từ khi IDC bắt đầu theo dõi sản lượng PC bán ra từ năm 1994 và là quý thứ 4 liên tiếp trượt giảm trong năm qua.
Trong khi đó, đối thủ nghiên cứu thị trường công nghệ - Gartner cho biết, số liệu thống kê của họ cho thấy, sản lượng PC toàn cầu quý 1/2013 giảm 11%. Đây là lần đầu tiên giảm xuống dưới 80 triệu chiếc kể từ quý 2/2009.
IDC và Gartner cho biết, tất cả các phân khúc đều giảm cho dù tình hình kinh tế đang được cải thiện ở một số khu vực. Có vẻ như điều đó vẫn chưa đủ để kích cầu thị trường PC. Tuy nhiên, yếu tố chính được dự đoán sẽ kích thích thị trường PC đi lên là Windows 8 của Microsoft. Nhưng trên thực tế, chính Windows 8 lại làm cho sản lượng PC bán ra èo uột hơn.
Ngay cả nếu mọi người thèm muốn PC với màn hình cảm ứng, thì chúng vẫn quá đắt và thiếu hụt các linh kiện sản xuất. IDC lưu ý rằng, những đổi mới do các nhà sản xuất PC tạo ra thực tế được người tiêu dùng xem như là thứ “xa xỉ” (tốn kém).
Thị trường PC khá èo uột trong thời gian vừa qua, với kết quả kinh doanh quý từ các nhà sản xuất máy tính và chất bán dẫn khá chật vật. Lĩnh vực này không chỉ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế yếu kém mà còn do người tiêu dùng lựa chọn các thiết bị di động thay vì PC truyền thống. Hệ điều hành mới nhất của Microsoft được dự đoán sẽ là yếu tố kích cầu thị trường nhưng rõ ràng đang gặp khó khăn, IDC nhận định.
Sản lượng sụt giảm ở hầu hết tất cả các khu vực trên thế giới, kể cả Mỹ và Châu Á- Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản, giảm 13% so với năm ngoái. Còn Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi giảm hàng chục %, trong khi sức mua tại Nhật vẫn còn rất thấp.
Theo Gartner ghi nhận, tốc độ tăng trưởng của Lenovo thấp nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009, chủ yếu sụt giảm sản lượng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Lenovo vẫn duy trì vị trí số 2 về sản lượng toàn cầu, đứng sau HP.
Lenovo từng tuyên bố rằng, họ tiếp tục kinh doanh tốt hơn các đối thủ PC truyền thông khác và đạt vị trí tốt trong các thị trường ngoài PC truyền thông, gồm các thiết bị kết nối thông minh như máy tính bảng và smartphone. Công ty lưu ý rằng, họ đang đứng vị trí thứ 3 về thiết bị kết nối thông minh toàn cầu.
Đối với Samsung, một phần thành công của họ là nhờ vào dòng Chromebooks. Thiết bị hoạt động trên hệ điều hành Google Chrome, cho dù vẫn chiếm một thị phần nhỏ nhưng tiếp tục tăng trưởng sau mỗi quý.
Trong khi đó, HP, Dell và Acer vẫn tiếp tục giảm mạnh. Đối với HP, sản lượng toàn cầu giảm 24% và ở Mỹ giảm 23%. Doanh số bán hàng của HP được ghi nhận tồi tệ nhất kể từ khi mua lại Compaq vào năm 2003.
Acer đang rất vất vả đối phó với sự sụt giảm mạnh của thị trường netbook (laptop cỡ nhỏ giá rẻ), với doanh số bán ra giảm mạnh nhất trên toàn cầu lên tới 31% (theo IDC) hoặc 29% (theo Gartner).
Hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy, tình hình sụt giảm sẽ sớm chấm dứt.
Tuệ Minh
Theo VnMedia, Cnet