Các nhà khoa học khẳng định nếu dùng thuốc gây mê trong giải phẫu thì dù bệnh đã khỏi hoàn toàn, tuổi thọ của người bệnh cũng giảm mất vài năm.Vì thế y học luôn luôn tìm kiếm các cách giảm đau khác thay thế khi cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
Các nhà khoa học khẳng định nếu dùng thuốc gây mê trong giải phẫu thì dù bệnh đã khỏi hoàn toàn, tuổi thọ của người bệnh cũng giảm mất vài năm.Vì thế y học luôn luôn tìm kiếm các cách giảm đau khác thay thế khi cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
gioi thieu
“Hiện nay, thay vì một số loại thuốc mê, đã có thể dùng phương pháp thôi miên. Ví dụ khi làm sinh thiết gan và nhiều quá trình mổ cho các bệnh nhân ung thư”, David Spiegel, giáo sư Trường Đại học Stanford cho hay.
Các nhà nghiên cứu thường cho rằng thôi miên không phải là chuyện nghiêm túc, bác sĩ thôi miên chẳng qua là những kẻ bịp bợm. Nhưng thực tế cho thấy thôi miên không chỉ làm bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi giải phẫu mà còn tỉnh táo để nói chuyện với phẫu thuật viên.
Tại Trường ĐH Stanford người ta đã thôi miên nhiều đứa trẻ khi thông bàng quang cho chúng còn chính chúng cứ nghĩ là tay chúng đang cầm một quả bóng bay rất lớn để bay đến một nơi chúng yêu thích và nhờ vậy, chúng nằm yên trong suốt thời gian các bác sĩ đang làm việc.
Để giải thích thực chất của phương pháp này, bác sĩ gây mê Fabien Roelant nói: “Lý trí thì lơ mơ, nhưng cơ thể vẫn đang ở trong trạng thái làm việc. Phương pháp này không cấn đến các thuốc mê để làm người ta mất cảm giác và rút ngắn được thời kỳ hậu phẫu - hồi sức của bệnh nhân”. Ngoài ra nếu sử dụng rộng rãi, bệnh viện có thể tiết kiệm đáng kể khoản tiền chi phí các loại thuốc mê.
Chúng ta biết rằng ở Iran các bác sĩ đã dùng thôi miên khi mổ đẻ cho các sản phụ. Từ năm 2003, tại Bỉ người ta đã thực hiện khoảng 800 ca mổ dùng thôi miên thay thế cho thuốc mê. Kinh nghiệm cho thấy sau khi mổ, các bệnh nhân gây mê bằng thôi miên bao giờ cũng hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với những bệnh nhân cùng bệnh, gây mê bằng thuốc mê thông thường.
Bảo Châu
Theo Vietnamnet