Thông tin chi tiết về 33 thửa đất sẽ điều tra sau vụ ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát bị tố lừa đảo, vừa được công bố.
Thông tin chi tiết về 33 thửa đất sẽ điều tra sau vụ ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát bị tố lừa đảo, vừa được công bố. Theo đó, các thửa đất giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý, tạm dừng mọi biến động đều đứng tên bà Trần Uyên Phương - con gái chủ tịch Tân Hiệp Phát.
Ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát bị tố lừa đảo
Bà Trần Uyên Phương sinh năm 1981, trú 169 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Bà Phương hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát và cũng là con gái của ông Trần Quý Thanh (Dr Thanh - chủ Công ty Tân Hiệp Phát). Con gái ông chủ Dr Thanh bị tố biến hợp đồng giả thành thật nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Động thái ngăn chặn chuyển dịch tài sản của Cơ quan điều tra Bộ Công an được thực hiện sau khi cơ quan này nhận được tố cáo của nhiều cá nhân và doanh nghiệp cho rằng các cá nhân trong gia đình bà Trần Uyên Phương, ông Trần Quý Thanh đã chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn cho vay tiền với lãi suất cao, lập hợp đồng giả cách chuyển nhượng tài sản, sau đó biến giả thành thật.
1. Hoạt động của các công ty bất động sản nhà Dr Thanh
Giữa năm 2019, Tân Hiệp Phát gây chấn động dư luận khi lấn sân sang bất động sản. Chỉ trong vòng 1 năm đã thành lập hơn chục công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản.
Từ 18 - 24/4/2019, có 10 công ty được thành lập với cùng vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng như Công ty Đầu tư Bất động sản HBT, Công ty Đầu tư Bất động sản HTK, Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản MDC, Công ty Long Châu Thành, Công ty Đầu tư và Phát triển Bầu Trời Xanh, Công ty Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nam Thiên Thanh, Tân Quý Thanh, Hồng Thiên Mã... Cơ cấu sở hữu tại các doanh nghiệp này là bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ nắm giữ 0,05%.
Ngày 14/5/2019, CTCP Đầu tư và Bất động sản Lộc Điền được thành lập với vốn điều lệ 3.830 tỷ đồng. Cùng một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TQT (50 tỷ đồng)...
Tuy nhiên, không lâu sau khi thành lập, từ tháng 8 - 9/2019, hàng loạt công ty trong số trên đột ngột công bố giải thể với cùng lý do là "Không có dự án để đầu tư, phát triển và về việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả".
2. Tân Hiệp Phát kinh doanh ra sao?
Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh thuộc hàng lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp này chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới.
Doanh thu giai đoạn 2014 - 2017 của Tân Hiệp Phát đạt khoảng gần 7.000 tỷ đồng/năm. Năm 2018, doanh thu 8.300 tỷ đồng và tăng lên 9.200 tỷ đồng năm 2019.
Giai đoạn 2014 - 2016, Tân Hiệp Phát báo lãi 1.000 tỷ đồng. Năm 2018 là 2.000 tỷ đồng và 3.300 tỷ đồng năm 2019.
Năm 2020, con gái ông Thanh là Trần Uyên Phương đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 22% cổ phần của Yeah1 Group.
Thông tin cụ thể 33 thửa đất sẽ điều tra sau ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát bị tố lừa đảo
Ngày 25/11, Bộ công an đề nghị Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo tạm dừng biến động và cung cấp toàn bộ hồ sơ pháp lý đối với 33 thửa đất đứng tên bà Trần Uyên Phương - con gái chủ tịch Tân Hiệp Phát để phục vụ điều tra, xác minh vụ việc liên quan đến tố cáo là chủ mưu trong vụ cho vay lãi cao, dùng thủ đoạn để chiếm đất.
Các thửa đất bị ngừng giao dịch chuyển nhượng, mua bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp bao gồm 4 thửa đất tại quận Thủ Đức gồm thửa 1186 - 100 rộng 847m2; thửa 1186 - 101 rộng 837m3; thửa 1186 - 102 rộng 833m2 và thửa 1186 - 112 rộng 822m2 thuộc tờ bản đồ số 4, tại phường Hiệp Bình Chánh.
29 thửa đất số 454, 455, 456,457, 458, 459, 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467,468, 469, 450, 451, 452, 453, 454, 455, 456, 457, 458, 459, 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 468, 469, 470, 471, 472, 473, 474, 475, 476, 477, 478, 479, 480, 481, 482 thuộc tờ bản đồ số 107 (TL2005) tại địa chỉ 230 Hồ Học Lãm, khu phố 3, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM.
Trước đó, Cơ quan Điều tra, Bộ Công an cũng đã có văn bản 4335 ngày 9/11 gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc đề nghị tạm dừng biến động phục vụ công tác điều tra, xác minh.
Chi tiết vụ ái nữ Tập đoàn Tân Hiệp Phát bị tố lừa đảo bị tố lừa đảo gần nhất
Trước đó ngày 5/11 các cơ quan chức năng đã nhận được đơn tố cáo từ ông Nguyễn Văn Chung (SN 1986, ngụ TP.HCM) về việc bị chiếm đoạt khu đất trị giá 100 tỷ đồng. Cụ thể, ông Chung tố cáo bà Trần Uyên Phương, cùng Nguyễn Phi Long và Văn phòng công chứng Hoàng Xuân Ngụ, Chợ Lớn đã câu kết, lừa đảo chiếm đoạt 2 khu đất trị giá hàng trăm tỷ đồng của ông tại TP.HCM bằng thủ đoạn cho vay tiền rồi bắt lập hợp đồng giả cách chuyển nhượng, sau đó biến giả thành thật.
Ông Chung nêu, vào tháng 8/2018, ông Chung có thỏa thuận mua của vợ chồng ông Lâm Hoàng khu đất nhà xưởng gần 3.000m2 tại số 230 Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, với giá 70 tỷ đồng. Mục đích ông sẽ chuyển đổi từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở lâu dài, sau đó phân lô nhỏ bán cho người có nhu cầu xây dựng nhà để ở.
Đến ngày 11/1/2019, ông Chung đã trả 38,5 tỷ đồng cho bên bán. Số tiền còn lại khi gần đến thời hạn ký công chứng sang tên mà ông không xoay sở kịp nên có hỏi một người quen là Trần Phước Lộc và được ông Lộc giới thiệu đến ông Nguyễn Phi Long.
Sau những lần giới thiệu và kết nối, ông Chung được ông Long giới thiệu bà Trần Uyên Phương - vợ của ông Long - đồng ý cho vay 35 tỷ đồng, thời hạn 3 tháng từ 11/1 đến 11/4/2019), với quy trình giải ngân gồm: khoản 1, ông Long thay ông Chung chuyển cho bên bán đất 26,5 tỷ; khoản 2 ông Long cắt đầu giữ lại 4,85 tỷ, gồm 3,15 tỷ tiền lãi của 3 tháng cùng 1,7 tỷ tiền phí môi giới; khoản 3 ông Long chuyển vào tài khoản của ông Chung 3,65 tỷ.
Để được giải ngân, ông Long yêu cầu ông Chung phải đáp ứng các điều kiện gồm: thứ nhất, phải lập hợp đồng giả cách để cho bà Trần Uyên Phương đứng tên miếng đất 230 Hồ Học Lãm. Ông Long yêu cầu ông Chung phải thuyết phục bên bán đất ký hợp đồng giả cách bán đất cho bà Phương với số tiền ghi trên hợp đồng mua bán là 11 tỷ. Thứ hai, ông Chung phải ký một hợp đồng giả cách vay của ông Long 24 tỷ và phải thế chấp cho ông Long thửa đất khác rộng 2.400m2 tại quận Bình Tân, giao ông Long giữ sổ đỏ của thửa đất.
Do cần vay tiền và tin tưởng nên ông Chung đã chấp nhận sẽ ký các hợp đồng giả cách theo kế hoạch của ông Long đưa ra. Ông Chung cũng thuyết phục được bên bán đất 230 Hồ Học Lãm ký hợp đồng giả cách với bà Trần Uyên Phương. Sau khi ký đủ các hợp đồng giả cách trên, ông Chung yêu cầu ông Long ký thêm một văn bản, cam kết thực chất sự việc vay mượn và cam kết sẽ giao trả lại cho ông Chung 2 thửa đất sau khi trả đủ 35 tỷ. Nhưng ông Long từ chối vì nói rằng bà Trần Uyên Phương là vợ của ông Long, là con gái ông Trần Quý Thanh, ông chủ của Tân Hiệp Phát thì vài chục tỷ lường gạt làm gì.
Cũng theo nội dung đơn tố cáo, đêm 25/3/2019, lúc 22h, ông Long hẹn gặp ông Chung và ông Lộc tại quán cà phê để trao đổi, "Tại đây ông Long lật lọng biến giả thành thật, tuyên bố khu đất 230 Hồ Học Lãm hiện bà Phương đã đứng tên, muốn lấy lại phải chuộc 49 tỷ đồng", đơn của ông Chung nêu.
Bên bán khu đất trên là ông bà Lâm Hoàng sau đó cũng cho ông Chung biết, phía ông Long và bà Phương vừa dụ dỗ, vừa ép buộc giao cho các đối tượng khu đất trên, sẽ được cho 1 tỷ đồng nhưng họ đã từ chối.
Ông Chung cho biết đã liên lạc với ông Tuấn là Kế toán tài chính của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, cấp dưới của bà Phương, đề nghị trả nợ và lấy lại đất. Ông Tuấn tuyên bố đấy là mua bán chứ không phải vay mượn gì. Ông Chung liên hệ tiếp ông Trần Quý Thanh, cha của bà Phương thì ông Thanh trả lời "đi tìm thằng xã hội đen đấy (ý là Long) mà giải quyết".
Hồng Thắm
Theo Travelmag