Sự kiện hot
6 năm trước

Tổng Quản lý Novotel Phu Quoc Rerort: Nhiều nhà đầu tư Condotel 'kiếm được tiền rồi bỏ chạy'

Đó là khẳng định của ông Lee Pearce – Tổng Quản lý Novotel Phu Quoc Rerort, đại diện Tập đoàn Accor Hotel, xung quanh vấn đề kinh doanh loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (Condotel) tại Việt Nam.

horea-so-do-condotel-nhadautu.vn
Ảnh minh họa

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản du lịch và du lịch biển Việt Nam của Tập đoàn Crystal Bay, thị trường bất động sản du lịch biển ở Việt Nam chủ yếu là căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) và biệt thự nghỉ dưỡng, bắt đầu hình thành tại Việt Nam từ năm 2007 – 2008 với các dự án tiên phong tại Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng đồng bộ và chính sách hợp lý từ chính quyền địa phương. Sau thành công của Đà Nẵng, các thành phố biển khác như Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết nhanh chóng bắt đầu phát triển loại hình bất động sản này.

ha manh
Ảnh minh họa

để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư cần có sự hướng dẫn của Nhà nước, các hợp đồng mua bán, ủy quyền cũng phải được hướng dẫn mẫu để một số quy định tối thiểu cần phải có trong hợp đồng này, thì mới giúp cho mọi người huy động được nguồn vốn

Ông Nguyễn Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Ông Nguyễn Mạnh Hà – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng thừa nhận nếu không có mô hình như condotel thì Việt Nam không thể có các công trình nghỉ dưỡng lớn như thời gian vừa qua. Bằng chứng là Quy Nhơn, Phú Quốc, Nha Trang đã thay đổi nhờ mô hình này.

Tuy nhiên, có một thực trạng gây bất lợi đến thị trường bất động sản du lịch biển Việt Nam đã được ông Lee Pearce – Tổng Quản lý Novotel Phu Quoc Rerort, đại diện Tập đoàn Accor Hotel chỉ ra đó là việc nhiều trong số các nhà đầu tư condotel chỉ nhăm nhăm tính đến chuyện huy động được vốn, xây dựng công trình và bàn giao cho đơn vị quản lý, đơn vị quản lý sẽ phải cố gắng nhưng không đáp ứng đầy đủ những hứa hẹn cam kết với khách hàng. Đó là cách làm được ông Lee Pearce gọi là “Take money and run – Kiếm được tiền và chạy”.

“Đây là một cách làm làm giảm tính cạnh tranh cả về uy tín của chủ đầu tư, gây sự cảnh giác cao độ về xét cấp tín dụng, thận trọng khó khăn từ tổ chức tín dụng, cuối cùng là những dự án này sẽ làm giảm giá trị dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng gây ảnh hưởng chung không tốt đến thị trường và Việt Nam. Vì vậy sẽ phải khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt”, ông Lee Pearce đề xuất.

Vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà cũng nêu quan điểm, với bất động sản nghỉ dưỡng, các chính sách liên quan đến đầu tư kinh doanh, bảo trì, bất động sản du lịch cần phải được hoàn thiện như quy định, hướng dẫn cụ thể về thời hạn sở hữu condotel, nghỉ dưỡng.

“Nhà chung cư hiện tranh chấp giữa chủ đầu tư và người sở hữu cũng rất căng thẳng về bảo trì, sở hữu. Condotel cũng gần giống mô hình nhà chung cư, nhưng quản lý vận hành thì người chủ sở hữu lại ủy quyền cho nhà đầu tư vận hành. Việc bảo trì các căn hộ condotel thế nào, quản lý ra sao, mô hình chia sẻ lợi nhuận… đều chưa có quy định của Nhà nước”, ông Hà cho biết.

Ông Hà nhấn mạnh, để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư cần có sự hướng dẫn của Nhà nước, các hợp đồng mua bán, ủy quyền cũng phải được hướng dẫn mẫu để một số quy định tối thiểu cần phải có trong hợp đồng này, thì mới giúp cho mọi người huy động được nguồn vốn.

“Chúng tôi đề nghị các cơ quan Nhà nước như Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nên phối hợp để xây dựng và ban hành các quy định và văn bản hướng dẫn để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển du lịch bền vững”, ông Hà nói.

Theo Nhà đầu tư

Từ khóa: