Sự kiện hot
2 năm trước

Trong cơn suy thoái của thị trường toàn cầu, Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về smartphone

Trái ngược với đà suy thoái của thị trường smartphone toàn cầu, thị trường Việt Nam đang trên đà phát triển.

Thị trường smartphone toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái. Các thương dẫn đầu như Samsung, Apple, Oppo, Vivo và Xiaomi cũng phải cắt giảm sản lượng do lạm phát, xung đột Nga-Ukraine và sự thiếu hụt thiếu linh kiện toàn cầu.

Samsung vẫn thống trị thị trường smartphone toàn cầu | Tin tức |  nghenhinvietnam.vn

Tuy nhiên, trái ngược với đà suy thoái của thị trường smartphone toàn cầu, thị trường Việt Nam đang trên đà phát triển. Nguyên nhân là bởi các nhà sản xuất smartphone đang nỗ lực đa dạng hóa cơ sở sản xuất ra các quốc gia bên ngoài Trung Quốc trong đó có Việt Nam trước những lo ngại về sự gia tăng tính bất ổn của tình hình chính trị thế giới. 

Cuộc khủng hoảng hiện tại đang được đánh giá là một bước đệm cho sự tăng trưởng của thị trường smartphone Việt Nam. Ngành sản xuất của Việt Nam đang đón chào thời kỳ hoàng kim khi ngành công nghiệp điện điện tử, không chỉ mảng smartphone mà cảnh TV, máy tính xách tay đều đang chứng kiến sự chuyển dịch sản xuất. Mặt khác, cùng với sự đổ bộ của các thương hiện điện điện tử toàn cầu, cuộc chiến giành nhân lực và các nhà cung cấp để xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình đang ngày càng quyết liệt. 

Các công ty Hàn Quốc quả nhiên cũng đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới bằng cách tham chiến thị trường điện điện tử Việt Nam.

Thị trường smartphone Việt Nam: Doanh số trên đà suy giảm nhưng sản xuất lại vươn lên vị trí thứ 2 toàn cầu

Lượng điện thoại thông minh nhập khẩu về Việt Nam trong quý 1 năm nay ghi nhận sự sụt giảm so với năm ngoái. Các chuyên gia dự đoán rằng đà giảm sẽ tiếp tục trong một thời gian sau khi xem xét các yếu tố như sự gián đoạn trong mạng lưới công cộng toàn cầu và sự gia tăng lạm phát.

Theo số liệu của Counterpoint, trong quý I/2022, lượng smartphone do các nhà sản xuất nhập về tại thị trường Việt Nam giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét tiêu chí lượng smartphone được các hãng sản xuất và nhập khẩu, Samsung vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 30,8% thị phần trong quý đầu năm 2022 nhờ vào sự phổ biến của doanh Galaxy A và Galaxy S22, đặc biệt là S22 Ultra. Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các dòng smartphone cao cấp. Theo đó, Galaxy S22 Ultra của Samsung và iPhone 13 Promax của Apple đang là hai trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất danh mục này.

Xiaomi đứng ở vị trí thứ hai với 20,6% thị phần. Sự ưa chuộng đối của người dùng với dòng Redmi 9 và Redmi Note 11 mới ra mắt gần đây đã đóng góp một phần rất lớn vào thành công của Xiaomi. Oppo và Vivo đứng thứ ba và thứ tư với thị phần lần lượt là 14,4% và 11%.

Counterpoint dự đoán rằng tình trạng thiếu linh kiện toàn cầu và lạm phát sẽ gây áp lực lên các hoạt động sản xuất địa phương và ảnh hưởng đến các lô hàng điện thoại thông minh từ nửa cuối năm nay.

Samsung Electronics đã điều chỉnh số ngày làm việc tại nhà máy Việt Nam, cơ sở sản xuất chính của công ty. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc như Apple, Oppo, Before và Huawei cũng đã bắt đầu cắt giảm sản lượng.

Công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ IDC, dự đoán rằng các lô hàng điện thoại thông minh sẽ đạt 1,31 tỷ chiếc trong năm nay, giảm 3,5% so với năm ngoái.

Giữa lúc thị trường toàn cầu lo ngại sự tăng trưởng âm, Việt Nam vươn lên trở thành nhà xuất khẩu smartphone thứ 2 thế giới.

Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021, sản lượng smarphone được sản xuất vào năm ngoái là 233,7 triệu chiếc, tăng 7,6% so với năm 2020 và giá trị sản xuất linh kiện smartphone đạt 58,08 nghìn tỷ đồng, tăng 29,5%. Trong khi thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của COVID-19 vào năm 2021, thì chuỗi cung ứng ở khu vực phía Bắc lại ít bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu smartphone thành phẩm (CBU) của Việt Nam năm 2021 lên tới hơn 33,1 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020, chiếm 57,6% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Xuất khẩu linh kiện và phụ kiện điện thoại lên tới hơn 24,4 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2020, chiếm 42,4% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng.

Sự tăng trưởng của Việt Nam là nhờ sự gia tăng của các công ty tìm cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất bên ngoài Trung Quốc do sự kéo dài của xung đột thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga-Ukaine.

Từ tháng này, một số thiết bị của Xiaomi đã bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam. Xiaomi đứng thứ ba trong bảng xếp hạng doanh số smartphone toàn cầu sau Samsung và Apple vào năm ngoái.

Đây có thể coi là một bước đi đón đầu, mở rộng sản xuất tại Việt Nam của Xiaomi trong bối cảnh từ nhà sản xuất đặt cơ sở chính tại Việt Nam là Samsung cho đến các nhà sản xuất ký gửi cho Apple như Foxconn, Luxshare, Goretech và BYD đều đang cân nhắc mở rộng sản xuất. 

Theo đó, Samsung và Xiaomi, hai trong số năm thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất. Apple, công ty vẫn chỉ sản xuất AirPods, iPad, đồng hồ và phụ kiện tại Việt Nam, đang xem xét việc sản xuất iPhone thông qua Luxshare, một trong những đối tác sản xuất ký gửi chính. Nếu điều đó xảy ra, chỉ còn lại Oppo và Vivo là không có cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Các sản phẩm của Xiaomi, bao gồm cả điện thoại thông minh, được sản xuất tại Việt Nam thông qua đối tác DBG Technology. Sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam và được cho là sẽ xuất khẩu sang một số thị trường trong khu vực như Thái Lan và Malaysia.

Những lô hàng điện thoại thông minh đầu tiên của Xiaomi đã được chuyển đến Digiworld, một trong những nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Xiaomi.

Henry Wu, Giám đốc điều hành của DBG Technology, cho biết “Việc hợp tác với Xiaomi để sản xuất các sản phẩm tại Việt Nam không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường trong nước mà còn mang đến cơ hội xuất khẩu các sản phẩm 'Made in Vietnam' sang các thị trường quan trọng khác trong khu vực".

Theo Bộ Công Thương

Từ khóa: