Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn áp thuế cao nhất đối với thép, nhôm nhập khẩu để bảo vệ ngành thép nước này, nhưng áp lực lại được tạo ngay lên các nhà sản xuất ô tô và máy móc của quốc gi này.
Đối với một cái búa, mọi vấn đề đều giống như một cái đinh. Và đối với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, người có giá trị tài sản đủ để mua nhiều nhà máy thép Mỹ và bán chúng, không có vấn đề sản xuất nào không thể giải quyết bằng thuế kim loại.
Trong khi, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn áp mức thuế nhập khẩu cao nhất đối với thép và nhôm, ông Ross cho biết đang xem xét các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thép và nhôm theo một cách thận trọng và có hệ thống.
Không giống ông Ross về lĩnh vực kinh doanh trước đây, các khoản đầu tư của công ty The Trump Organization được đổ vào khách sạn và cao ốc văn phòng, điều này có nghĩa nó thiên về là người tiêu dùng thay vì nhà sản xuất hợp kim. Và một hậu quả có thể xảy ra đối với việc tăng thuế nhập khẩu là làm gia tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh gia đình.
Để biết tại sao các khoản thuế sẽ là "điềm xấu" đối với ngành sản xuất của Mỹ, hãy nhìn tới sự phát triển của ngành sản xuất trong những năm gần đây. Cụ thể, sau khi sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sản lượng từ các nhà máy của Mỹ chưa bao giờ hoàn toàn hồi phục, giống với sự phát triển ở châu Âu và Nhật Bản.
Và phản ứng tự nhiên đối với sự suy giảm của nhu cầu là hạ công suất. Tuy nhiên, gần như là trong số các quốc gia sản xuất thép lớn, Mỹ không bao giờ làm điều đó.
Có thể thấy, sản lượng hàng năm của Mỹ ở mức 113,3 triệu tấn vào năm 2016 ít hơn 100.000 tấn so với năm 2007. Tuy nhiên, tại Liên minh Châu Âu (EU) con số này đã giảm khoảng 14,1 triệu tấn so với cùng kỳ. Kết quả là, trong khi công suất sử dụng thép của châu Âu đã tăng trong những năm gần đây, Mỹ vẫn tụt dốc ở - 80%, mức khó tạo ra lợi nhuận kinh doanh.
Trước đó, ông Ross có xu hướng đổ lỗi vấn đề này cho thương mại thép toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc - nhưng như đã lập luận trước đó, Mỹ không phải là quốc gia sử dụng khối lượng thép lớn từ nền kinh tế lớn nhất châu Á, và chỉ xếp thứ 10 trong bảng thị trường nhập khẩu hàng đầu.
Vậy tại sao Mỹ lại bị ảnh hưởng lớn? Câu trả lời không đến từ các nhà sản xuất thép, mà từ phía người tiêu dùng.
Ban đầu, các chuyên gia phân tích kiểm tra hoạt động thương mại đói với thép thô để tìm ra đâu là quốc gia nhập khẩu, đâu là quốc gia xuất khẩu - nhưng đó là một cách sai lầm để đánh giá tình hình. Sau cùng, nếu công ty Subaru mua một tấn thép từ JFE Holdings cho các nhà máy Nhật Bản và biến nó thành ô tô bán ở Mỹ, thì việc sản xuất và tiêu thụ thép được diễn ra ở Nhật Bản nhưng thép lại được sử dụng ở bên kia của Thái Bình Dương.
So sánh các số liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới về sản xuất thép thô với ước tính về nhu cầu thực sự đối vưới thép, và một bức tranh nổi bật xuất hiện:
Hầu như các quốc gia sản xuất thép lớn đều tạo ra nhiều thép hơn so với mức sử dụng trong nước, vì họ đang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng thép lớn hơn nhiều so với nhập khẩu chúng.
Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia duy nhất cho thấy mô hình ngược lại: Thâm hụt thương mại của Mỹ không phải ở sản phẩm thép cuộn và thanh, mà là các loại xe, máy móc và sản phẩm xây dựng được làm từ những vật liệu thô như vậy.
Điều này giúp giải thích tại sao cổ phiếu các công ty Ford Motor, General Motors và Caterpillar lại hạ giá vào ngày 16/2, sau khi ông Ross đưa ra các biện pháp về thuế, trong khi giá cổ phiếu của công ty Nucor và U.S. Steel lại tăng.
Như vậy, với nỗ lực giúp đỡ các nhà sản xuất kim loại Mỹ, ông Ross có thể gây bất lợi cho ngành công nghiệp ô tô và máy móc phụ thuộc vào các nguyên liệu thô này. Nếu ông Trump hướng tới việc giải quyết vấn đề này một cách thận trọng và có hệ thống, ông sẽ làm tốt để phản ánh thực tế đó.
Lyly Cao
Theo KTTD, Vietnambiz