Sự kiện hot
13 năm trước

Tước quyền nhập xăng dầu của TCT Hàng hải

Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam đã bị bị tước hoàn toàn quyền nhập khẩu xăng và dầu diesel 0,5S trong năm 2012 vì lý do đã bỏ thị trường lúc khó khăn.

Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam đã bị bị tước hoàn toàn quyền nhập khẩu xăng và dầu diesel 0,5S trong năm 2012 vì lý do đã bỏ thị trường lúc khó khăn.

Thông báo xử phạt này vừa được Bộ Công Thương công bố trong một cuộc họp chấn chỉnh về việc nhập khẩu xăng dầu hôm 12/3.

Năm 2011, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là 1 trong 3 doanh nghiệp đầu mối của cả nước được giữ nguyên hạn mức nhập khẩu trong khi 9 doanh nghiệp còn lại điều bị điều chỉnh tăng hoặc giảm.

Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc họp này, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã không nhập khẩu xăng dầu trong nhiều tháng năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012. Thậm chí, doanh nghiệp này cũng không mua hàng nội địa từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Trong khi đó, 11 doanh nghiệp còn lại trên thị trường vẫn đảm bảo việc nhập khẩu từ 2 nguồn trong và ngoài nước, mặc dù mức nhập khẩu cũng có giảm so với cùng kỳ năm trước.

Với "vi phạm" đã bỏ thị trường lúc khó khăn, ảnh hưởng tới nguồn cung, Bộ Công Thương sẽ rút bỏ toàn bộ hạn mức tối thiểu và quyền nhập khẩu xăng và diezen 0,05S của Tổng công ty Hàng hải trong năm 2012.

Cần xử lý nghiêm những  DN không đảm bảo nguồn (ảnh: theo atpvietnam)

Doanh nghiệp này sẽ chỉ còn được nhập dầu diezen 0,25S và dầu madut để phục vụ cho hoạt động hàng hải. Khối lượng nhập sẽ theo hạn mức do Bộ Công Thương giao. Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp giám sát doanh nghiệp này. Đồng thời, từ nay đến hết 2012, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục theo dõi xem xét hoạt động của đơn vị xăng dầu hàng hải để xử lý tiếp nếu tái diễn tình hình.

Toàn bộ hạn mức nhập khẩu xăng và dầu diezen 0,5S của xăng dầu hàng hải sẽ được chuyển giao lại cho các doanh nghiệp xăng dầu khác.

Kể từ tháng 11 năm ngoái cho đến 2 tháng đầu năm nay là giai đoạn thị trường xăng dầu căng thẳng nhất. Khi đó, Liên bộ Tài chính- Công thương đã cho biết, tất cả các chủng loại xăng, dầu đều có giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành từ 372 đ/lít đến 844 đ/lít. Giá xăng, dầu thành phẩm bình quân 30 ngày từ ngày 16/01/2012 - 14/02/2012) so với bình quân 30 ngày trước đó từ ngày 17/12/2011 đến ngày 15/01/2012 đã tăng từ 3,14 - 6,47% , trong đó tăng mạnh nhất là xăng với tỷ lệ tăng 6,47%, từ 116,22 USD/thùng lên 123,74 USD/thùng.

Dầu diezen 0,05%S tăng từ 127,07 USD/thùng lên 131,26 USD/thùng, tỷ lệ tăng 3,3%,; dầu hỏa tăng từ 124,18 USD/thùng lên 128,08 USD/thùng, tỷ lệ tăng 3,14%; ma-dút tăng từ 693,6 USD/tấn lên 724,86 USD/tấn, tỷ lệ tăng 4,51%.

Giá xăng dầu thế giới bình quân tháng 2/2012 so với giá xăng dầu thế giới bình quân 10/10/2011 cũng mức tăng dữ dội. Theo thứ tự: xăng, dầu diêzen, dầu hỏa, madut, dầu thô WTI, các mức tăng là 6,97%; 9,68%; 8,56%; 12,79%; 21,73%. Những ngày cuối tháng 2/2012 và đầu tháng 3/2012 được Liên bộ đánh giá là tăng mạnh và cao nhất trong 9 tháng gần đây.

Trong giai đoạn này, nhiều đại lý bán lẻ đã có dấu hiệu ngưng bán hàng vì lý do hết hàng. Các doanh nghiệp xăng dầu cho biết lỗ từ 2000-2.500 đồng/lít nên càng nhập hàng thì càng lỗ.

Theo VEF


Từ khóa: