Sự kiện hot
9 tháng trước

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023

Năm 2023 đánh dấu mốc chặng đường 5 năm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, khẳng định mô hình và chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác quản lý vốn nhà nước một cách minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, năm 2023, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội để hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ được giao.

Năm 2023 đánh dấu mốc chặng đường 5 năm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, khẳng định mô hình và chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác quản lý vốn nhà nước một cách minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, năm 2023, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội để hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ được giao:

Cùng với những kết quả này, năm 2023 là một năm với nhiều dấu ấn tiêu biểu của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức thành công sự kiện Chào mừng 5 năm thành lập Ủy ban. Nhân dịp này, Ủy ban vinh dự nhận được sự chúc mừng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng - Chủ tịch nước, đồng chí Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, Ủy ban đã được đón tiếp các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến tham dự sự kiện và chung vui cùng Ủy ban. Đây là nguồn cổ vũ, động viên hết sức ý nghĩa và to lớn đối với toàn thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 19/9/2023 triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp” theo Thông báo số 40-TB/TW ngày 14/9/2017; đồng thời, Ủy ban đã ban hành Quyết định số 463/QĐ-UBQLV ngày 30/11/2023 ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 78/QĐ-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ tới các các đơn vị thuộc Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu để triển khai thực hiện.

Trong thời gian qua, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch về công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an. Với các nỗ lực không ngừng, Ủy ban đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; có giải pháp để kiểm tra/giám sát, thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ tại đề án chuyển đổi số tổng thể của Ủy ban để thúc đẩy triển khai Đề án 06 của Chính phủ; xây dựng các chương trình làm việc chuyên đề về chuyển đổi số của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chỉ số chuyển đổi số của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DTI) đã tăng 06 bậc lên xếp thứ 2 vào năm 2022 trong nhóm các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không cung cấp dịch vụ công, được Bộ Thông tin và Truyền thông vinh danh trước Thủ tướng Chính phủ.

Trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 13/12/2023, hai bên nhất trí đi sâu trao đổi kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai nước, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của hai nước triển khai trao đổi, kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi. Trong năm 2023, Ủy ban đã tổ chức thành công các khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín tại nước ngoài, như: Khóa đào tạo cho lãnh đạo quản lý cấp cao các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Đại Liên (Trung Quốc), là minh chứng rõ nét, khẳng định quan hệ và cụ thể hóa các nội dung giao lưu hợp tác giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Việt Nam và Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc; Chương trình đào tạo “Quản trị điều hành cấp cao trong Kỷ nguyên bền vững” cho lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tại Singapore...

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trọng điểm quốc gia ngành dầu khí đã được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đã được triển khai/hoàn thành trong năm 2023 như:

- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã trải qua nhiều giai đoạn biến động, đặc biệt là có thời điểm tưởng chừng như dự án đã phải “đóng băng” do các vụ việc diễn ra trong quá khứ... đã chính thức được “hồi sinh”. Tháng 4/2023, Dự án đã hoàn thành và đi vào vận hành, góp phần bảo đảm cung ứng điện, an ninh năng lượng quốc gia.

- Dự án Kho cảng nhập LNG Thị Vải 1 triệu tấn khánh thành ngày 29/10/2023 đã đánh dấu mốc dự án hạ tầng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng đầu tiên tại Việt Nam, góp phần duy trì sản lượng khí cung cấp cho thị trường trong nước.

- Ngày 30/10/2023, các bên đầu tư đã thống nhất, ký kết để triển khai chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn sau thời gian dài gần 20 năm vướng mắc, chậm triển khai, góp phần thúc đẩy công tác giải ngân đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.  

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là một trong 3 đột phá chiến lược.

Năm qua, Ủy ban và 19 tập đoàn, tổng công ty tiếp tục đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế. Tiêu biểu như: Chính thức phát lệnh khởi công 2 gói thầu Cảng hàng không quốc tế Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Hai dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm vận chuyển lớn trong khu vực và trên thế giới, mở ra không gian phát triển mới với “hệ sinh thái kinh tế hàng không”; Chính thức đưa vào khai thác Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - nhà ga đầu tiên của ACV ứng dụng chuyển đổi số, nâng cấp hạ tầng số, nền tảng số để chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ; Chuyến bay lịch sử đến sân bay Điện Biên đánh dấu hoạt động khai thác trở lại đường bay Hà Nội - Điện Biên sau hơn 6 tháng gián đoạn cải tạo và mở rộng sân bay. 

Việc khai trương trung tâm VNPT IDC Hòa Lạc là một quá trình nỗ lực, phấn đấu đưa VNPT trở thành nhà cung cấp IDC hàng đầu Việt Nam và khu vực. Trung tâm đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn khắt khe nhất của thế giới và Việt Nam, sẽ góp phần mang lại hệ sinh thái hạ tầng số hoàn chỉnh cho khách hàng, đối tác của VNPT, hướng đến mỗi dịch vụ cung cấp đều được cá thể hóa theo nhu cầu, gói dịch vụ phù hợp. Cùng với VNPT IDC Hòa Lạc, hiện VNPT đang sở hữu 8 trung tâm dữ liệu tại các tỉnh, thành phố lớn, gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Dự kiến, trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác và nhà đầu tư để xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu mới tầm cỡ khu vực và thế giới, sử dụng công nghệ xanh và bền vững. Điều này khẳng định vai trò của VNPT trong việc đồng hành cùng chính phủ và doanh nghiệp trong việc hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu trở thành Digital Hub của khu vực. 

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam luôn dành sự quan tâm đến hoạt động liên vận quốc tế bằng đường sắt. Mới đây nhất là việc chấp nhận phương án “Nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt” vào cuối năm 2022. Theo phương án này, trong những năm tới sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt sẽ tăng trưởng mạnh lên gấp 3-4 lần hiện nay. Tuyến vận chuyển mới này đánh dấu sự nỗ lực kết nối của các doanh nghiệp vận tải thuộc VNR và các doanh nghiệp của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trong việc tổ chức đoàn tàu chuyên tuyến chạy thẳng giữa thành phố Thạch Gia Trang - tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) và thành phố Hà Nội (Việt Nam), giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương (Ban Chỉ đạo), Ủy ban đã thực hiện đầy đủ và có kết quả các nhiệm vụ được giao. Đã có 08/12 dự án, doanh nghiệp đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, định hướng xử lý cụ thể: Đã phối hợp với các Bộ, cơ quan báo cáo Lãnh đạo Chính phủ thống nhất nội dung quyết định phê duyệt phương án kéo dài thời hạn vay và xóa nợ lãi vay đối với 03 dự án sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Qua đó, giúp Vinachem đạt lợi nhuận năm 2023 ước là 790 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch năm 2023, đóng góp cho ngân sách nhà nước, bảo đảm duy trì việc làm, đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Đối với 03 dự án, doanh nghiệp còn lại giao Ủy ban chỉ đạo việc xây dựng phương án xử lý: Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2), Dự án nhà máy thép Việt - Trung (VTM), Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Ủy ban đã hoàn thiện phương án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo và báo cáo Thường trực Chính phủ. Ủy ban sẽ tiếp tục thực hiện đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ để hoàn thiện phương án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Một số doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả tích cực trong năm 2023, vượt mức kế hoạch tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước, tiêu biểu như:

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vượt sản lượng khai thác, doanh thu và lợi nhuận đạt được cao nhất trong lịch sử;

- Tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã hoàn thành kế hoạch năm trước 2 tháng;

- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu 24/24 cho hệ thống phân phối của Petrolimex tại các địa bàn trọng điểm, bảo đảm an ninh năng lượng, bình ổn thị trường xăng dầu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời triển khai thành công việc phát hành hoá đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng tại tất cả 2.700 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc kể từ 01/7/2023, góp phần xác lập một thị trường kinh doanh xăng dầu lành mạnh hơn, công khai minh bạch và tuân thủ pháp luật.

- Với sự nỗ lực trong thực hiện tái cơ cấu, đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, đến năm 2023, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) có lợi nhuận sau nhiều năm liên tiếp trong tình trạng kém hiệu quả.

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có sự phục hồi tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dự báo năm 2024, bối cảnh thế giới vẫn có nhiều rủi ro, thách thức, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thị trường giảm sút, khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ phải tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trụ cột, đặt ra mạnh mẽ hơn nữa yêu cầu chuyển mình trong thời đại kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Những kết quả đã đạt được sẽ là nền móng quan trọng để các doanh nghiệp và Ủy ban tiếp tục đổi mới, phát huy tính hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số với nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn quốc tế, tạo đà phát triển bứt phá hơn trong năm 2024 và những năm tiếp theo. 

PV/KTDU

Từ khóa: