Một người phụ nữ đã tìm đến một app vay tiền vì đang cần gấp 10 triệu đồng để xoay xở cuộc sống. Chị tưởng rằng sẽ kết thúc vay sau 7 ngày nhưng đó mới là bắt đầu.
Vay tiền qua ứng dụng hay còn gọi là app là một loại hình nở rộ trong thời gian qua. Chỉ cần tìm từ khoá vay qua app là hàng trăm ứng dựng cho vay xuất hiện để người dân lựa chọn. Đã có nhiều cảnh báo về hệ luỵ nhưng đến nay không ít người dân vẫn bị mắc bẫy với loại hình cho vay này.
Từ đầu năm 2020, một người phụ nữ đã tìm đến một app vay tiền vì đang cần gấp 10 triệu đồng để xoay xở cuộc sống. Chị tưởng rằng sẽ kết thúc vay sau 7 ngày nhưng đó mới là bắt đầu.
Vì không hề tính được mức lãi suất cũng như lãi phạt chậm nên không lâu sau, chị đã rơi vào vòng xoáy, tính đến nay dù đã trả hơn 1 tỷ đồng nhưng nợ vẫn hoàn nợ.
Ngoài ra, khi nhận được thông tin mình được lập một tài khoản ảo ở ngân hàng và sẽ thanh toán vào đó, chị cứ nghĩ mình đang vay các app do ngân hàng làm chủ.
Lỗ hổng mà nhiều nạn nhân chia sẻ là họ hoàn toàn không hề biết bất kỳ một thông tin gì của chủ app cho vay. Chưa kể khi chấp nhận vay người đi vay phải đồng ý với nhiều điều khoản như cho phép các app truy cập vào điện thoại của mình.
"Họ hù dọa rằng sẽ chuyển hồ sơ sang bên thu hồi nợ. Bên thu hồi nợ sẽ gọi điện cho gia đình trong danh bạ. Lúc đó em mới phát hiện ra là toàn bộ danh bạ của em lúc em đăng ký hồ sơ vay đã bị người ta lấy", nạn nhân vay tiền qua app kể lại.
Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết: "Việc lấy tên thân chủ tôi để mở tài khoản tại ngân hàng của anh. Anh mở hoặc bất kỳ cá nhân nào mở, tôi cho rằng như vậy là không đúng, đề nghị phải xóa tất cả các tài khoản đó. Dấu hiệu cho vay nặng lãi, dấu hiệu vi phạm pháp luật như vậy đã rõ. Theo tôi, cơ quan có thẩm quyền nên khởi tố vụ án".
Người đi vay cần tìm hiểu kỹ điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app. Thông thường, các app cho vay chính thống sẽ không yêu cầu truy cập danh bạ cũng như lập các tài khoản ảo của người đi vay.
Theo VTV