Với cấp phép của NHNN, Vietcombank có thể nâng số lượng chi nhánh lên 137.
Ngày 20/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản chấp thuận thành lập 31 PGD theo Kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2018 của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB).
Cụ thể là các phòng giao dịch (PGD) gồm PGD Mỹ Luông thuộc Chi nhánh An Giang; PGD Thành phố Bắc Ninh thuộc Chi nhánh Bắc Ninh; PGD Tiên Du thuộc Chi nhánh Bắc Ninh; PGD Giang Điền thuộc Chi nhánh Biên Hòa; PGD Xuân Lộc thuộc Chi nhánh Long Khánh;
PGD Tháp Mười thuộc Chi nhánh Đồng Tháp; PGD Mộ Đức thuộc Chi nhánh Dung Quất; PGD Lý Sơn thuộc Chi nhánh Quảng Ngãi; PGD Quảng Yên thuộc Chi nhánh Hạ Long; PGD Kiện Khê thuộc Chi nhánh Hà Nam; PGD Khu công nghiệp Yên Mỹ II thuộc Chi nhánh Hưng Yên;
PGD Khu công nghiệp Minh Đức thuộc Chi nhánh Hưng Yên; PGD Bắc bán đảo Cam Ranh thuộc Chi nhánh Khánh Hòa; PGD Khánh Sơn thuộc Chi nhánh Nha Trang; PGD Phố Mới thuộc Chi nhánh Lào Cai; PGD Nghĩa Hưng thuộc Chi nhánh Nam Định;
PGD Hồng Bàng thuộc Chi nhánh Nam Hải Phòng; PGD Cẩm Khê thuộc Chi nhánh Phú Thọ; PGD Quảng Trạch thuộc Chi nhánh Quảng Bình; PGD Đại Lộc thuộc Chi nhánh Quảng Nam; PGD Khe Sanh thuộc Chi nhánh Quảng Trị; PGD Bình Thắng thuộc Chi nhánh Tân Bình Dương;
PGD Cờ Đỏ thuộc Chi nhánh Tây Cần Thơ; PGD Thới Lai thuộc Chi nhánh Tây Cần Thơ; PGD Phước Đông thuộc Chi nhánh Tây Ninh; PGD Bắc Phan Thiết thuộc Chi nhánh Bình Thuận; PGD Thuần Mẫn thuộc Chi nhánh Đắk Lắk;
PGD Châu Thành thuộc Chi nhánh Tiền Giang; PGD Khu kinh tế Đông Nam thuộc Chi nhánh Vinh; PGD Vũng Liêm thuộc Chi nhánh Vĩnh Long; PGD Long Hải thuộc Chi nhánh Vũng Tàu.
NHNN yêu cầu tong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 20/9, Vietcombank có trách nhiệm khai trương hoạt động các phòng được chấp thuận thành lập nêu trên.
Được biết tính đến ngày 30/6, Vietcombank có 1 trụ sở chính, 106 chi nhánh trên cả nước. Với cấp phép của NHNN, Vietcombank có thể nâng số lượng chi nhánh lên 137.
Ánh Dương
Theo Kinh tế & Tiêu dùng