Sự kiện hot
8 tháng trước

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn”, hướng đi bền vững cho cây chè địa phương

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn” cho sản phẩm cây chè đang là hướng đi bền vững của UBND huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thu nhập cho người nông dân trồng chè, người kinh doanh sản phẩm chè địa phương.

Từ lâu, ở Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động trên khắp cả nước. Cây chè được coi là một trong những cây trồng chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân.

Những vườn chè xanh mướt của bà con nông dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Những vườn chè xanh mướt của bà con nông dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2020, cả nước có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích 123 nghìn ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu; Sản phẩm chè của Việt Nam được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; tiếp đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%.

Cây chè được xem là một trong những cây xóa đói, giảm nghèo của người nông dân Lương Sơn.

Cây chè được xem là một trong những cây xóa đói, giảm nghèo của người nông dân Lương Sơn.

Hiện nay, theo số liệu thống kê sơ bộ của huyện Lương Sơn (Hòa Bình), trên địa bàn có diện tích trồng chè ước khoảng 238,1 ha, phân bố tập trung chủ yếu ở một số xã như: Lâm Sơn, Cao Sơn, Tân Vinh, Cao Dương, Liên Sơn... Sản lượng hàng năm đạt xấp xỉ 2.100 tấn chè tươi tương đương với khoảng 350 tấn chè khô, có giá bán trung bình khoảng từ 100 – 200 nghìn đồng/kg chè khô.

Nhiều người dân địa phương cho biết: “Cây chè trồng tại Lương Sơn rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, điều này tạo nên hương vị rất riêng cho chè Lương Sơn. Cây chè đã gắn bó từ lâu với con người nơi đây, một trong những cây trồng mang lại giá trị cao cho người trồng...”.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn”, hướng đi bền vững cho cây chè địa phương - Ảnh 1

Những búp chè chất lượng ở vùng đất Lương Sơn.

Những búp chè chất lượng ở vùng đất Lương Sơn.

Những năm trở lại đây, xu thế người tiêu dùng quan tâm, ưa chuộng những sản phẩm có thương hiệu, nhãn mác và đặc biệt có truy xuất nguồn gốc rõ ràng nên sản phẩm chè của Lương Sơn chưa thực sự được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, ngành trồng chè của địa phương còn có nhiều hạn chế riêng như về năng suất còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của giống, chất lượng không ổn định, chủ yếu là sơ chế và bán cho thương lái, chưa có công ty doanh nghiệp trên địa bàn nên giá thành sản phẩm còn rất thấp.

Trong khi huyện Lương Sơn là cửa ngõ phía đông tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội – lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, đây được xem là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh.

Sản phẩm chè Lương Sơn có nhiều tiềm năng phát triển bền vững.

Sản phẩm chè Lương Sơn có nhiều tiềm năng phát triển bền vững.

Mang trong mình lợi thế tiếp giáp thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội, nhiều sản phẩm nông nghiệp có nhãn hiệu của huyện Lương Sơn đã và đang tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng phạm vi tiêu thụ. Những thành quả này là một hướng đi, bước tiến đáng được ghi nhận trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn”, hướng đi bền vững cho cây chè địa phương - Ảnh 2

Tuy nhiên, đến nay, cây chè Lương Sơn chưa tạo lập, xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận, chưa được bảo hộ, kéo theo giá trị sản xuất thấp, khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường không cao so với nhiều sản phẩm cùng loại ở nơi khác. Mặc dù, hiện tại, cùng với nhiều cây trồng chủ lực khác thì cây chè đang được huyện Lương Sơn hướng tới sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn”, hướng đi bền vững cho cây chè địa phương - Ảnh 3

Hướng tới phát triển cây chè địa phương, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao cho người trồng chè, người kinh doanh sản phẩm chè Lương Sơn, UBND huyện Lương Sơn quan tâm, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tham mưu đầu tư, hướng dẫn người trồng chè thực hiện quy trình sản xuất an toàn, quy hoạch vùng theo các hướng hữu cơ, VietGAP; trên cơ sở đó hoàn thiện hồ sơ để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Chè Lương Sơn.

Người nông dân trồng chè trong trang phục dân tộc đang hái chè.

Người nông dân trồng chè trong trang phục dân tộc đang hái chè.

Là một hợp tác xã của huyện Lương Sơn có sản phẩm chè với thương hiệu Chè Mỹ Tân, ông Đỗ Quốc Hương – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Tân chia sẻ: “Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận chè Lương Sơn là điều cần thiết, sẽ góp phần quảng bá sản phẩm chè của địa phương đến với nhiều người tiêu dùng, nhiều thị trường lớn trong nước cũng như quốc tế. Khi xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, kéo theo là tăng hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chè, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người trồng chè, kinh doanh thương mại chè Lương Sơn...”.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn”, hướng đi bền vững cho cây chè địa phương - Ảnh 4

Câu chuyện để sản phẩm chè của huyện Lương Sơn khẳng định được vị thế, tiếp cận những thị trường lớn trong nước và quốc tế, nhận được sự hài lòng của mọi khách hàng khó tính “yêu” chè thì việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận là việc làm cần thiết đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm cây chè nói riêng. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất chè ở Lương Sơn, cần phải có sự chung tay của chính quyền địa phương, người trồng chè, người kinh doanh và thương mại sản phẩm chè trong việc tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Lương Sơn”.

Anh Vũ - Vũ Cừ/ VP Tây Bắc

Theo KT&ĐU

Từ khóa: