Sự kiện hot
8 tháng trước

Xu hướng của xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam

Nhân kỷ niệm 5 năm thành lập tại Việt Nam, ngày 22/5, Amazon Global Selling đã công bố các xu hướng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nổi bật, định hình nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến Việt Nam; đồng thời, chính thức khởi động giai đoạn 2 của chương trình hợp tác cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) - Bộ Công Thương mang tên “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”.

 Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tổ chức tại Hà Nội sáng 22/5

Trong khuôn khổ hợp tác mở rộng lần này, Amazon Global Selling và CụcThương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) giới thiệu sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng TMĐT Xuyên biên giới”, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nhân rộng sự hiện diện và thành công khi đưa thương hiệu và sản phẩm “Made-in-Vietnam” ra toàn cầu.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ: “Trong 5 năm hoạt động tại Việt Nam, Amazon Global Selling nỗ lực không ngừng để đồng hành, củng cố sức mạnh cho các doanh nghiệp Việt Nam thành công trên toàn cầu. Chúng tôi chung tay giới thiệu các sản phẩm Made-in-Vietnam ra quốc tế, tích cực thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển với TMĐT xuyên biên giới. Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là vô cùng lớn. Chúng tôi đặt mục tiêu tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nắm bắt cơ hội toàn cầu này”.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ về 5 xu hướng phát triển quan trọng của xuất khẩu TMĐT Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị, nhân kỷ niệm 5 năm thành lập tại Việt Nam, Amazon Global Selling công bố các xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới nổi bật, định hình nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến Việt Nam. Theo đó: Xu hướng 1 – Tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu; Xu hướng 2 – Năng lực xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam ngày càng tăng. Xu hướng 3 – Tăng cường xây dựng thương hiệu: Trong 5 năm, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần; Xu hướng 4 - Tinh giản quá trình mở rộng & vận hành kinh doanh toàn cầu. Xu hướng 5 – Đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

TMĐT xuyên biên giới đang mở ra một kỷ nguyên mới cho thương mại toàn cầu, và là phương thức mới cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận khách hàng trên thế giới. Dù vậy, thực tế còn nhiều doanh nghiệp trong nước chưa thực sự sẵn sàng, thiếu nguồn lực và nhân lực phù hợp để bắt đầu chuyển đổi số và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Amazon Global Selling định hình tầm nhìn và lộ trình giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và khai thác tiềm năng xuất khẩu TMĐT. Kế hoạch này tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Ươm mầm nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới cho Việt Nam, Thúc đẩy mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới bằng cách mở rộng và tăng cường năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ…, Kết nối & Tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương bằng cách kết nối các đối tác bán hàng và chủ sở hữu thương hiệu, Quảng bá thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

Theo định hướng của kế hoạch này, Amazon Global Selling công bố giai đoạn 2 của chương trình "TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên đột phá", hợp tác cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA).

Với nỗ lực mở rộng này, sáng kiến “Liên kết Ngành nghề - Tăng trưởng cùng Thương mại Điện tử Xuyên biên giới” chính thức được công bố. Qua đó, chương trình sẽ phối hợp với các hiệp hội ngành hàng quan trọng để cùng nhau thúc đẩy, tăng cường năng lực TMĐT xuyên biên giới cho các ngành hàng đầu tàu cho xuất khẩu, bao gồm việc tăng cường nhận thức, cung cấp thêm các nguồn tài nguyên đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp thành viên của các hiệp hội ngành hàng này phát triển và thành công với TMĐT toàn cầu.

PV

Theo KTDU

Từ khóa: