Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng Tám vừa qua, trong nguồn vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn bám trụ ở vị trí thứ 2 về thu hút vốn FDI với hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm trước thì con số này vẫn giảm tới 47,2% so với cùng kỳ. Trước đó, 7 tháng của năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,61 tỷ USD và lĩnh vực kinh doanh này đứng ở vị trí xếp hạng thứ 3 trong thu hút vốn FDI. Như vậy, sau 8 tháng, dù thứ bậc được cải thiện, vươn lên vị trí thứ 2 nhưng thu hút vốn FDI vào bất động sản vẫn giảm, chưa như kỳ vọng.
Như vậy, dù thứ bậc tăng lên sau 8 tháng nhưng thu hút vốn FDI vào bất động sản vẫn giảm. Cũng theo bản tin trên, khảo sát của Hiệp hội môi giới bất động sản cho biết, từ đầu năm đến nay, mục tiêu hướng đến của nhà đầu tư nước ngoài là những dự án hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Các chuyên gia đánh giá, trong lĩnh vực bất động sản, phân khúc công nghiệp vẫn là “điểm sáng” với dòng vốn FDI ổn định. Đây cũng chính là phân khúc tạo được “nam châm” trong thu hút đầu tư.
Với mục tiêu đón sóng FDI đổ vào Việt Nam, nhu cầu thuê đất công nghiệp vẫn tiếp tục sôi động trong năm 2023, bất chấp những khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản. Nhất là trong bối cảnh các thủ phủ công nghiệp cũ dần lấp đầy khiến giá thuê đi lên và nguồn cung mới, có quy mô diện tích lớn cũng hạn chế.
Hiện nay, các tỉnh phía Bắc đang hoàn thiện và công bố quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển của tỉnh. Các chủ đầu tư cũng đang hoàn thiện thủ tục pháp lý và quá trình xây dựng, hướng đến việc duy trì lợi thế thu hút đầu tư. Nhờ đó, nguồn cung đất khu công nghiệp giai đoạn 2023-2026 sẽ tăng lên gần 5.000 héc-ta.
Các chuyên gia đánh giá, trong lĩnh vực bất động sản, phân khúc công nghiệp vẫn đang được lựa chọn với dòng vốn FDI ổn định. Chẳng hạn, Tập đoàn Sumitomo đã công bố kế hoạch phát triển khu công nghiệp trị giá 400 triệu đô la Mỹ tại Thanh Hóa hồi đầu tháng 7. Trong khi đó, Foxconn cũng được chấp thuận đầu tư 246 triệu đô la vào các nhà máy sản xuất tại Quảng Ninh.
Tiến Hoàng/KTDU