Sự kiện hot
13 năm trước

Bài phỏng vấn gây sốc của nữ sinh khỏa thân xứ Hồi giáo

Blogger người Ai Cập Aliaa Magda Elmahdy – cô gái gây chấn động toàn Trung Đông sau khi bức ảnh khỏa thân được đăng lên trang Twitter cá nhân với mục đích được tuyên bố là “kêu gọi bình đẳng giới” – vừa có những lời trần tình bất ngờ trên CNN.

Blogger người Ai Cập Aliaa Magda Elmahdy – cô gái gây chấn động toàn Trung Đông sau khi bức ảnh khỏa thân được đăng lên trang Twitter cá nhân với mục đích được tuyên bố là “kêu gọi bình đẳng giới” – vừa có những lời trần tình bất ngờ trên CNN.

Mới đây, cộng đồng mạng đã xôn xao trước bức ảnh trong bộ dạng nude hoàn toàn ngoại trừ một đôi tất đen và giày đỏ của Aliaa Magda Elmahdy (20 tuổi) - một cô gái hoạt động nhân quyền tích cực. 

Đầu tiên, một người bạn của Aliaa Magda đã đăng tải bức ảnh này lên blog của cô. Sau đó, nó được đẩy lên trang Twitter với tiêu đề “Bức ảnh khỏa thân mang tính cách mạng”. Tweet này đã nhận được hơn 1 triệu lượt xem kể từ khi bị rò rỉ tới nay. Cùng với đó, số lượng người muốn làm bạn với Elmahdy tăng từ vài trăm lên tới hơn 14.000 người. 


Thông tin trên đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông toàn cầu và gây ra làn sóng phẫn nộ lớn tại Ai Cập – quốc gia Hồi giáo bảo thủ, nơi hầu hết phụ nữ đều bịt kín mặt. Nhiều nhà lãnh đạo thuộc đảng Tự do ở đây lo ngại rằng hành động của Elmahdy có thể sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng thắng cử của họ trong cuộc bầu cử quốc hội tuần tới. 

Cô gái này mô tả bản thân là người theo thuyết vô thần. Từ 5 tháng qua, cô đã chuyển tới sống với bạn trai của mình - blogger Kareem Amer, người từng bị phạt 4 năm tù giam vào năm 2006 – án phạt lớn nhất dành cho những kẻ phỉ báng Hồi giáo và cựu Tổng thống Hosni Mubarak. 

Sau khi bị nhiều cư dân mạng “ném đá”, Elmahdy đã có cuộc trò chuyện riêng vớiCNN tại Cairo về lý do khiến cô quyết định làm như vậy. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn giữa phóng viên CNN và cô gái táo bạo này: 

CNN: Tại sao bạn lại đăng một bức ảnh khoả thân của chính mình lên Twitter? Và tại sao bạn lại chỉ đeo tất đen và đi giày đỏ? 


Elmahdy: Sau khi bức ảnh khoả thân của tôi được gỡ bỏ khỏi Facebook, một anh bạn đã hỏi tôi xem liệu đăng bức ảnh này lên Twitter có được không. Tôi đồng ý, bởi tôi không cảm thấy xấu hổ khi là một phụ nữ sống trong xã hội mà phụ nữ chẳng khác gì thứ đồ chơi tình dục suốt ngày bị quấy rối bởi những gã đàn ông chẳng hiểu gì về tình dục cũng như tầm quan trọng của một phụ nữ. 

Bức ảnh này đã lột tả các đường nét trên cơ thể tôi và tôi thấy cơ thể con người đúng là kiệt tác nghệ thuật đẹp nhất. Tôi đã sử dụng tính năng hẹn giờ trên máy ảnh của mình để tự chụp lấy bức ảnh khỏa thân đó. Những gam màu nóng như đen và đỏ đã truyền cảm hứng cho tôi. 


- Bạn muốn hoá thân thành ai trong bức ảnh khỏa thân đó? 


- Tôi thích sự khác biệt. Tôi yêu cuộc sống, nghệ thuật, nhiếp ảnh, và việc bày tỏ các tâm tư của mình trên từng câu chữ hơn bất cứ thứ gì khác. Đó là lý do tại sao tôi học ngành truyền thông và hi vọng bức ảnh này có thể được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông. Bởi chỉ có vậy tôi mới phơi bày được sự thật đằng sau những lời nói dối chúng ta phải lắng nghe hàng ngày trên toàn cầu. 

Tôi tin rằng, không nhất thiết cứ phải kết hôn chúng ta mới được có con. Suy cho cùng, việc có con với nhau cũng chỉ là biểu hiện của tình yêu mà thôi. 

- Cha mẹ bạn – những người Ai Cập theo đạo Hồi đã phản ứng ra sao trước sự việc này? Họ đã cảm thấy như thế nào khi bạn sống chung với bạn trai dù chưa kết hôn với nhau? 

- Lần cuối cùng tôi trò chuyện cùng họ là cách đây 24 ngày. Họ muốn ủng hộ tôi và gần gũi với tôi hơn nữa, đặc biệt sau khi bức ảnh này được đăng tải, nhưng họ lại cáo buộc Kareem dụ dỗ tôi. 

Anh ấy là một trong số những người luôn ủng hộ tôi. Tôi đã bỏ học tại trường Đại học Mỹ ở Cairo, nơi tôi theo học ngành truyền thông từ cách đây vài tháng, sau khi bố mẹ tôi muốn kiểm soát cuộc sống của tôi thông qua việc dọa dẫm sẽ không nộp học phí cho tôi. 

 Nhiều nhà báo gọi bạn là một nhà hoạt động cách mạng, nhưng bạn đã không hề tham gia vào cuộc biểu tình kéo dài 18 ngày ở quảng trường Tahrir vào tháng 2 vừa qua. Vậy việc tung ảnh khỏa thân của bạn liệu có mang theo động cơ chính trị nào không? 

- Tôi chưa bao giờ hoạt động chính trị. Lần đầu tiên tôi tham gia biểu tình là vào ngày 27/5 vừa qua bởi vì tôi cảm thấy sự cần thiết của việc phải tham gia biểu tình và quyết định sẽ góp phần làm thay đổi tương lai của Ai Cập, cũng như không tiếp tục sống trong im lặng nữa. 


-Xin đảm bảo tôi không phải là một phần tử thuộc Phong trào Mồng 6 tháng 4 (một phong trào của nhóm chính trị nổi lên trong cuộc cách mạng ở đây - ND) như những tin đồn mà những người thuộc đảng Dân chủ Quốc gia của cựu Tổng thống Mubarak đã tung ra nhằm lợi dụng bức ảnh này để lấy lòng dân. 

Điều khiến tôi bị sốc thực sự chính là tuyên bố từ những người thuộc phong trào mồng 6/4 đó về việc tôi không thuộc tổ chức của họ và việc họ không chấp nhận những người theo chủ nghĩa vô thần. Nền dân chủ và chủ nghĩa tự do mà họ rao giảng trên toàn thế giới nằm ở đâu? Họ chỉ muốn lừa phỉnh mọi người bằng việc nói những điều công chúng muốn nghe, nhằm đạt được các tham vọng chính trị của chính họ. 

- Bạn nghĩ sao về “bài kiểm tra” trinh tiết bắt buộc được thực hiện bởi quân đội Ai Cập đối với hàng chục cô gái bị bắt giữ ở Quảng trường Tahrir? 

- Tôi xem đây là một trò hiếp dâm trá hình. Những kẻ thuộc quân đội từng thực hiện các bài kiểm tra như thế sẽ bị trừng phạt vì đã để chuyện đó xảy ra khi chưa được sự đồng ý của các cô gái. Những cô gái đó sẽ cảm thấy bị sỉ nhục và hầu hết trong số họ bị buộc phải giữ im lặng. 

- Trong cuộc cách mạng tình dục của mình, bạn có quan hệ một cách an toàn không? 


- Hầu hết người Ai Cập đều giữ bí mật về đời sống tình dục của họ bởi họ luôn quan niệm tình dục là một thứ gì đó xấu xa và bẩn thỉu. Chúng cũng không được nhắc tới tại trường học. Đối với nhiều người, tình dục chỉ đơn giản là một người đàn ông “đến” với một phụ nữ mà không có sự giao thoa giữa họ và những đứa trẻ chỉ là một vế của phương trình này mà thôi. 

Còn đối với tôi, “sex” là biểu hiện của sự tôn trọng lẫn nhau và nó làm thỏa mãn cả hai phía khi tình yêu đạt tới đỉnh điểm. Tôi cũng quan hệ tình dục an toàn, nhưng không sử dụng thuốc tránh thai. Tôi đã trao trinh tiết của mình cho người đàn ông mình yêu vào năm 18 tuổi, cho dù anh ấy hơn tôi những 40 tuổi. 

Kareem Amer là người đàn ông thứ 2 trong cuộc đời tôi và anh ấy là tình yêu đích thực. Chúng tôi là một cặp hoàn hảo.

- Theo bạn, những người phụ nữ ở xã hội “Ai Cập mới” sẽ thế nào? Bạn sẽ rời đất nước này nếu cuộc cách mạng đang nổ ra gặp thất bại chứ? 


- Tôi sẽ chẳng cảm thấy lạc quan trừ khi một cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. Phụ nữ Hồi giáo thường là đối tượng chỉ để “sử dụng” ở nhà. Tôi sẽ không đi đâu cả mà sẽ ở lại đây chiến đấu tới phút cuối cùng. Nhiều phụ nữ đeo mạng chỉ để thoát khỏi việc bị đàn ông quấy rối tình dục và cũng là để có thể yên tâm đi lại trên các đường phố ở đây. Tôi ghét xã hội nào coi những chàng “gay” hoặc những cô gái đồng tính là những kẻ bất bình thường. Sự khác biệt không phải là điều bất bình thường! 

- Kế hoạch trong tương lai của bạn với Kareem là gì và bạn có cảm thấy thật khó để đối mặt với những tai tiếng mới hay không? 

- Tôi vừa phát hiện ra ai mới là bạn tốt của mình và tôi cũng biết được rằng Kareem là người yêu tôi say đắm. 

Tôi hiện đang tìm việc làm. Tôi thích nắm bắt những điều đơn giản trong cuộc sống. Tôi là một người ăn chay, tin vào những gì tôi nói và sẵn sàng sống trong nguy hiểm trước những mối đe doạ luôn rình rập, miễn là có thể đổi lấy được sự tự do cho tất cả người dân Ai Cập – những người đang chiến đấu và đang chết dần chết mòn hàng ngày.

M.Q
Theo VTC


Từ khóa: