Sự kiện hot
14 năm trước

Bài thuyết trình đặc sắc của giảng viên "nhí"

Việc cậu bé Nguyễn Tường Khang được một trường ĐH ở bang Virginia (Mỹ) mời thỉnh giảng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài thuyết trình đặc sắc của cậu bé sinh năm 1999 này.

Việc cậu bé Nguyễn Tường Khang được một trường ĐH ở bang Virginia (Mỹ) mời thỉnh giảng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài thuyết trình đặc sắc của cậu bé sinh năm 1999 này.

Trẻ em ngày nay rất hay đặt ra những câu hỏi, rất sáng tạo, và có trí tưởng tượng vô cùng phong phú.

Trẻ em khi mới sinh ra đã có động lực để học hỏi. Theo tôi, vấn đề của giáo dục là phải giải được bài toán về “động lực” và khuyến khích trẻ học tập ngay từ đầu.

Giáo dục có rất nhiều tác động trong xã hội. Giáo dục khiến trẻ phải ‘động não” và dần trưởng thành hơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ em đã đánh mất đi động lực học hỏi.

Điều gì sẽ xảy ra? Dù sớm dù muộn, chúng cũng đánh mất động lực tự nhiên trong quá trình học tập.

Có rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này. Và trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do các bậc phụ huynh đã không thể dạy con cái về giá trị của giáo dục.

Tôi xin kể về kinh nghiệm thực tế của tôi.

Khoảng 2 năm trước, bố bận tối mắt với công việc nên đã không thể quan tâm đến tôi nhiều.

Và thế là kết quả học tập của tôi vô cùng kém, đặc biệt là môn lịch sử. Sau học kỳ đầu, có khả năng tôi không qua được môn đó. Bố đã cùng tôi đến gặp giáo viên. Tôi vẫn nhớ rõ giây phút đó…

Sau đó, cả bố và giáo viên đã kết hợp với nhau để tìm cho tôi một phương cách học phù hợp nhất.

Chúng tôi đã rất nỗ lực, ngày nào cũng học đến tận khuya. Chúng tôi cũng bàn luận rất nhiều về tầm quan trọng của giáo dục. Bố bảo rằng, nếu được hưởng một nền giáo dục tốt, sau này tôi sẽ có thể có ích cho xã hội.

Và suy nghĩ đó đã có tác dụng với tôi. Năm sau đó, tôi đạt điểm số rất cao cho môn lịch sử.

Hiện nay, tôi cũng đang theo một chương trình được cho là khó nhất của trình độ cơ bản.

Kể từ đó đến nay, tôi đã tiến bộ rất nhiều. Nếu không có sự hỗ trợ của bố và người thầy đó thì mọi chuyện với tôi đã khác. Và có lẽ, tôi cũng không có cơ hội được đứng thuyết trình trên sân khấu này. Tôi nghiệm ra rằng, chỉ cần thật chăm chỉ, tôi sẽ hoàn thành được tất cả mọi mục tiêu.

Nếu các cô các chú là những bậc làm cha làm mẹ thì nên coi con cái là tài sản lớn nhất.

Vậy thì tại sao lại không dành thời gian ở bên chúng và dạy chúng về giá trị của giáo dục?

Tôi muốn nhấn mạnh từ “dạy” chứ không phải “thuyết giáo”.

Nếu cha mẹ thuyết giáo thì sẽ phản tác dụng. Đừng nói với trẻ những điều cha mẹ muốn, thay vào đó hãy nói những điều các con muốn, hay những điều sẽ có tác dụng thúc đẩy con em mình.

Hãy tư duy theo phương cách này.

Khi đi câu cá, chúng ta thường mường tượng xem con cá hình thù thế nào, nó đến từ đâu, chứ không nghĩ về điều chúng ta muốn.

Vấn đề là ở chỗ chúng ta nghĩ đến những điều con cá thích, chứ không phải điều chúng ta thích. Vậy thì tại sao chúng ta lại không thử liên hệ tới việc “câu động lực”?

Hãy cho trẻ biết rằng, giáo dục luôn mang đến những điều tốt đẹp. Được hưởng một nền giáo dục tốt là điều mà chúng ta luôn thấy tự hào.

Nếu trẻ không hiểu được giá trị của giáo dục thì sẽ không bao giờ có động lực thực sự để cố gắng.

Động lực phải xuất phát từ con tim. Đã đến lúc phải làm ngay một điều gì đó để con em hướng về phía trước, để không bị bỏ lại phía sau.

Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.

Tập trung vào giáo dục con cái bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho chúng, dạy chúng giá trị của giáo dục và tạo ra động lực để giúp chúng học tập. Và một khi đã có động lực thì không gì có thể ngăn cản trí óc làm việc.

Cậu bé 12 tuổi gốc Việt làm giáo viên thỉnh giảng

Theo Vietnamnet

Từ khóa: