Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Bản tin nông sản 27/6: Xuất khẩu cá ngừ có tốc độ tăng trưởng cao

Những nội dung đáng chú ý có trong bản tin hôm nay: Xây dựng nhãn hiệu tập thể "Mít Hậu Giang"; sầu riêng, măng cụt rớt giá mạnh; nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản trên hồ chứa...

Xuất khẩu cá ngừ có tốc độ tăng trưởng cao

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng trưởng tốt tại thị trường Hà Lan - DNTT  online

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong tháng 5, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hải sản (trong đó có cá ngừ) của Việt Nam đạt gần 358 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm này đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Xuất khẩu hải sản của Việt Nam bao gồm các nhóm sản phẩm: cá biển khác, chiếm 46,4% tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam); cá ngừ (chiếm 27,9%); mực, bạch tuộc (16,7%); cua, ghẹ và giáp xác khác (5,1%); nhuyễn thể hai mảnh vỏ (3,7%) và còn lại là nhuyễn thể khác.

Trong 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác đều tăng trừ xuất khẩu nhuyễn thể khác giảm. Xuất khẩu cá ngừ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, với 59%, đạt hơn 462 triệu USD.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể "Mít Hậu Giang"

Sử dụng địa danh “Hậu Giang” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Mít Hậu Giang”  | Kinh tế

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể "Mít Hậu Giang" cho sản phẩm trái mít tươi của Hậu Giang và sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian tới.

Dự án "Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít đạt chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại Hậu Giang" sẽ xây dựng mô hình sản xuất mít trên 120 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 100 ha được cấp chứng nhận.

Dự án đã tập huấn và hướng dẫn nhà vườn ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc mít trên nền tảng công nghệ Blockchain để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, dự án còn xây dựng nhãn hiệu tập thể "Mít Hậu Giang".

Nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản trên hồ chứa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và cán bộ nông nghiệp của hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước có hồ chứa lớn ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Thủy sản

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa có vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời là thành tố quan trọng để góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi. Qua đó, việc đầu tư phát triển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần phù hợp với tiềm năng mặt nước của tỉnh, kết hợp nuôi trồng thủy sản với khai thác hợp lý, bền vững, góp phần bảo tồn, duy trì nguồn lợi thủy sản, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn hồ đập.

Theo báo cáo tổng kết đề tài của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản năm 2021, trong 13 hồ chứa có diện tích trên 5.000 ha gồm các hồ như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na Hang, Trị An... là nhóm có tiềm năng nuôi trồng thủy sản cao và có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi, có thể đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm cam kết với cộng đồng.

Nuôi cá hồ chứa ở Việt Nam có nhiều thuận lợi, cả nước có 6.695 hồ chứa dung tích trên 796.140m3 là tiềm năng lớn để phát triển nuôi thủy sản. Hiện nay, nghề nuôi cá lồng bè đang được phát triển. Một số tỉnh có sản lượng nuôi lớn đang xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi cửa hàng tại các thành phố lớn để quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang...

Sầu riêng, măng cụt rớt giá mạnh

Taị TP HCM, giá bán lẻ sầu riêng dao động 40.000-60.000 đồng một kg (đầu tháng 5 là 90.000 đồng). Măng cụt đầu mùa có giá 120.000-200.000 đồng một kg, nay cũng xuống 40.000 đồng.

Việt Nam chưa thể xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc

Các loại chôm chôm, mận Hà Nội, vải thiều hiện được bán quanh mức 25.000-30.000 đồng một kg, giảm 2-3 lần so với đầu vụ. Còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá các loại trái cây này thấp hơn 5-15%.

Giá thu mua sầu riêng tại các nhà vườn ở Cần Thơ, Long An, Tiền Giang cũng giảm sâu, dao động 30.000-35.000 đồng/kg, còn măng cụt 15.000-25.000 đồng/ kg (tùy loại).

Lý giải giá giảm mạnh, chị Hoa, thương lái tại Cần Thơ cho biết do năm nay lượng trái cây Việt khá dồi dào. Đặc biệt, sản lượng trái cây xuất qua Trung Quốc giảm và gặp khó nên hàng dội chợ khiến giá liên tục đi xuống.

Báo cáo của Cục Chế biến và Xuất khẩu Thị trường Nông sản cho thấy giá trị xuất rau quả 5 tháng đầu năm đạt 1,47 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc giảm gần 30%.

Ngoài ra, sức tiêu dùng của người dân hiện nay khá thấp cũng là nguyên nhân chính đẩy giá trái cây giảm mạnh.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: