Sự kiện hot
3 năm trước

Bản tin nông sản 6/6: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030

Những nội dung đáng chú ý sẽ có trong bản tin nông sản hôm nay: Phân bón hữu cơ-giải pháp vàng cho nông nghiệp công nghệ cao; Bến Tre xuất khẩu lô hàng bưởi da xanh đầu tiên sang Mỹ; Bắc Kạn tổ chức Ngày hội nông sản OCOP…

Phân bón hữu cơ-giải pháp vàng cho nông nghiệp công nghệ cao

Tổng quan về phân bón hữu cơ và top 4 phân hữu cơ tốt nhất

Theo các chuyên gia của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại các nước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, việc sử dụng phân hữu cơ ngày càng được chú trọng, xu hướng sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp ngày càng giảm. Đặc biệt ở một quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, New Zealand, Hà Lan, Anh… tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ có thể lên đến trên 40%.

Phân bón hữu cơ đang là một giải pháp tuyệt vời cho nền nông nghiệp công nghệ cao, giàu giá trị, đưa nông sản Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ…

Với nguồn nguyên liệu là phân gà từ các trang trại gà đạt tiêu chuẩn Global GAP, qua quy trình xử lý công nghệ cao tạo ra các hợp chất dinh dưỡng dễ tiêu cũng như siêu vi lượng đồng thời loại chất gây hại và vi sinh gây bệnh sản phẩm, từ đó phân bón hữu cơ giúp cải tạo rõ rệt cơ lý tính của đất, giúp cân bằng dưỡng chất trong đất.

Đồng thời cải tạo đất giúp đất tơi xốp thoáng khí, tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cây trồng hấp thụ tốt các dưỡng chất khác, cây xanh bền hơn lá dày hơn tăng khả năng chống chịu với sâu, rầy, bệnh, tăng khả năng giữ ẩm, giúp cây chịu hạn tốt hơn trong mùa khô và phục hồi nhanh sau thu hoạch, cung cấp các khoáng đa trung vi lượng, bảo vệ bộ rễ và kích thích cây phát triển cực mạnh, giảm tiêu hao phân bón, tăng năng suất và phẩm chất nông sản.

Với những ưu điểm như thế, phân bón hữu cơ rất phù hợp với các loại cây ăn trái, như: Thanh long, bưởi, xoài, vú sữa, cam, chuối và các loại cây ăn trái khác; các loại rau, củ, quả, lúa và các loại cây trồng nông nghiệp khác, như: Bắp, khoai lang, đầu, mỳ, cà phê, tiêu, điều…

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030

Năm 2021, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hơn rất nhiều, song tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%. Trong 3 tháng đầu năm 2022 hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh và bền vững, ngày 19/4/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. Với mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Chính phủ đề ra nhiều mục tiêu cụ thể như:

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6-7%/năm trong thời kỳ 2021-2030, trong đó giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8-9%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng bình quân 5-6%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5-6%/năm trong thời kỳ 2021-2030, trong đó giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7-8%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng bình quân 4-5%/năm.

- Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.

- Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18-19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33-34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49-50% vào năm 2025 và 46-47% vào năm 2030.

- Tăng tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Âu lên 8-9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10-11% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 8-9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10-11% vào năm 2030; giảm tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Á xuống khoảng 78% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 75% vào năm 2030.

Đẩy mạnh kết nốt tiêu thụ nông sản năm 2022

Sở NN-PTNT đang tập trung triển khai đồng loạt các giải pháp kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Kết nối tiêu thụ nông sản: Từ hợp tác xã đến siêu thị

Mục tiêu đặt ra nhằm đẩy mạnh cung ứng sản phẩm sạch và an toàn đến người tiêu dùng thông qua các hoạt động kết nối đưa nông sản của tỉnh vào các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ, các bếp ăn tập thể, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; hình thành chuỗi cung ứng, kết nối các cơ sở sản xuất và nuôi thủy sản với các đơn vị phân phối…

Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến nay, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chúc các hoạt động kết nối, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Trong đó, công tác tuyên truyền rộng rãi thông tin chuỗi các sự kiện trên được đẩy mạnh qua các kênh thông tin, các phương tiện truyền thông đại chúng để DN và người sản xuất nắm bắt và tích cực tham gia.

Bến Tre xuất khẩu lô hàng bưởi da xanh đầu tiên sang Mỹ

Sáng ngày 3/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu về việc chuẩn bị sản phẩm bưởi da xanh xuất sang thị trường Mỹ. Đây là lô hàng bưởi da xanh đầu tiên của tỉnh Bến Tre cũng như của Việt Nam xuất sang thị trường này.

Bươi da xanh | Tươi

Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) vào cuối tháng 5/2022, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo sẽ mở cửa cho quả bưởi của Việt Nam vào thị trường này.

Bưởi da xanh hiện là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Trước đó, chỉ riêng 6 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã mang về kim ngạch khoảng 20 triệu USD mỗi năm. Với bưởi da xanh - loại trái cây có thời gian bảo quản dài ngày - hứa hẹn sẽ là điểm sáng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ, phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn chính gồm: Vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Hoa Kỳ ủy quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Hoa Kỳ cấp mã số; sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn.

Hiện Bến Tre có hơn 26.000 ha cây ăn quả, sản lượng hằng năm đạt khoảng 300.000 tấn. Riêng diện tích bưởi đạt 9.440 ha, sản lượng hàng năm đạt gần 90.000 tấn. Do đó, bên cạnh việc thực hiện tốt các giải pháp phát triển thị trường nội địa, Bến Tre còn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ để ngành cây ăn quả của tỉnh phát triển mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Hiện Bến Tre có hơn 26.000 ha cây ăn quả, sản lượng hằng năm đạt khoảng 300.000 tấn. Riêng diện tích bưởi đạt 9.440 ha, sản lượng hàng năm đạt gần 90.000 tấn. Do đó, bên cạnh việc thực hiện tốt các giải pháp phát triển thị trường nội địa, Bến Tre còn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ để ngành cây ăn quả của tỉnh phát triển mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Bắc Kạn tổ chức Ngày hội nông sản OCOP

Ngày hội nông sản OCOP có gần 50 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được sản xuất, chế biến tại tỉnh Bắc Kạn; sản phẩm tiêu biểu, thế mạnh của các đơn vị, địa phương như Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Tổ chức ngày hội nông sản OCOP Bắc Kạn 2020

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Đỗ Thị Minh Hoa cho biết, hiện nay sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Kạn rất đa dạng với hơn 150 sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP.

Nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh sẵn sàng cung cấp cho các nhà phân phối, tiêu thụ và người tiêu dùng. Đặc biệt, có những nông sản của tỉnh bước đầu đã đảm bảo các tiêu chuẩn về nguyên liệu và chế biến để xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu tiêu chuẩn cao như sản phẩm mơ vàng, gừng Bắc Kạn (đưa hàng nghìn tấn nguyên liệu vào chế biến và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản); Sản phẩm miến dong cung cấp và tiêu thụ rộng rãi tại các thị trường trong nước và xuất khẩu sang Cộng hòa Séc và Mỹ.

Bên cạnh đó, phó Chủ tịch UBND nhấn mạnh; Ngày hội nông sản - OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022 là dịp để tỉnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; giới thiệu sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm nông sản sạch, an toàn của Bắc Kạn với các tỉnh, thành phố trong cả nước, giới thiệu tiềm năng, chính sách ưu đãi của địa phương nhằm thu hút các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, nông nghiệp, nông thôn.

Qua đó thúc đẩy, gắn kết giao thương, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, hợp tác xã, các hội, hiệp hội của tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu, ký kết cung cấp, tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài hoạt động Ngày hội nông sản - OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022, tối ngày 3/6 tại huyện Ba Bể tổ chức lễ khai mạc "Tuần du lịch - di sản văn hóa Ba Bể năm 2022".

An Giang thúc đẩy đổi mới sáng tạo nông nghiệp

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng thúc đẩy kinh tế An Giang  phát triển

Cụ thể, tỉnh ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo, tăng hiệu suất canh tác, chất lượng nông sản của 4.200 nông hộ tham gia dự án được cải thiện và bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo và chuỗi giá trị xoài; nâng thu nhập trung bình của nông hộ tham gia dự án tăng lên 15% trong chuỗi giá trị lúa gạo và tăng 20% trong chuỗi giá trị xoài.

Có 2.520 nông hộ được áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo thông minh, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. 70% doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) được hỗ trợ sẽ cải thiện 3/5 chỉ số: Doanh thu, số lượng khách hàng, các quan hệ kinh doanh được thiết lập, chi phí sản xuất và đầu tư. Ngành hàng tham gia dự án là lúa gạo và xoài. Địa điểm thực hiện tại các huyện: Thoại Sơn, Tri Tôn, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, An Phú. Thời gian thực hiện 4 năm (2022-2025).

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, tỉnh sẽ thực hiện qua 4 hợp phần cốt lõi liên kết chặt chẽ với nhau: Phát triển hệ thống tìm kiếm, lựa chọn các đổi mới sáng tạo khả thi; tăng cường năng lực các tác nhân để thực hiện đổi mới sáng tạo; thúc đẩy áp dụng đổi mới sáng tạo cho các mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững; tư vấn chính sách và truyền thông để nhân rộng áp dụng đổi mới sáng tạo.

Các giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo và chuỗi giá trị xoài sẽ được thực hiện, bao gồm: Các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp canh tác bền vững (như bộ tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững SRP, VietGAP); cải thiện chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm bằng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp và kiểm tra tồn dư hóa chất trong sản phẩm; cải tiến tổ chức sản xuất; giải pháp thị trường; tận dụng phế phụ phẩm làm năng lượng sinh học (từ rơm rạ, trấu, rau, củ, quả dập nát...) theo hướng thân thiện môi trường.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: