Nhiều người trẻ có thể trở nên “ngu ngơ” ở giai đoạn niên thiếu, rồi vài năm sau lại trở nên thông minh hơn hoặc ngược lại.
Nhiều người trẻ có thể trở nên “ngu ngơ” ở giai đoạn niên thiếu, rồi vài năm sau lại trở nên thông minh hơn hoặc ngược lại.
Phát hiện trên đã làm lung lay niềm tin tuyệt đối trước đây cho rằng năng lực trí tuệ ổn định suốt cuộc đời. Quan điểm này vốn vẫn được ứng dụng trong các bài kiểm tra chỉ số thông minh ở trường tiểu học và đôi khi định hình cuộc sống của một người bằng cách quyết định lựa chọn nghề nghiệp và định hướng học tập.
Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra 33 thiếu niên ở lứa tuổi từ 12–16 vào năm 2004. Họ sử dụng một bài kiểm tra chỉ số thông minh tiêu chuẩn nhằm đo chỉ số thông minh ngôn ngữ (bao gồm kỹ năng ngôn ngữ, số học, kiến thức chung và trí nhớ) và trí thông minh phi ngôn ngữ (như xác định phần bị mất của một bức tranh hoặc giải một câu đố hình ảnh).
Ảnh: ABC
Năm 2007–2008, họ kiểm tra lại các đối tượng này thêm 2 lần và kết quả cho thấy, một số trường hợp, chỉ số thông minh của thiếu niên tăng hoặc giảm 20 điểm so với bạn bè cùng trang lứa..
Tiến sĩ Cathy Price đến từ trường UCL (University College London) cho hay: "Tôi đoán rằng chỉ số thông minh không phải luôn ổn định. Nhiều bằng chứng cho thấy não bộ có thể thích nghi và cấu trúc não bộ thay đổi, kể cả trong thời kỳ trưởng thành”.
Hiện tại, các nhà khoa học chưa có kết luận sự thay đổi chỉ số thông minh ở thời kỳ niên thiếu là do sự phát triển sớm hoặc muộn hay do tác động của giáo dục.
Dù vậy, phát hiện này đã gợi mở ra những dịnh hướng mới về vấn đề giáo dục. Theo bà Price, chúng ta thường có xu hướng đánh giá con trẻ và xác định thời hạn học tập của chúng khá sớm. Trong khi theo nghiên cứu trên, trí thông minh của trẻ có thể vẫn đang phát triển.
Bà lưu ý rằng cần thận trọng, không nên coi những người lúc nhỏ học hành không tốt là đồ bỏ đi bởi vì trên thực tế, trí thông minh có thể cải thiện đáng kể trong vòng vài năm sau đó.
H.A
Theo Nguoiduatin