Sau khi nhận kết quả thi ĐH, N. thay đổi lạ thường. Hết đóng kín cửa nói lảm nhảm một mình trong phòng, N. lại "lồng lộn" đòi gia đình đi gặp "người yêu" mãi Bình Định.
Sau khi nhận kết quả thi ĐH, N. thay đổi lạ thường. Hết đóng kín cửa nói lảm nhảm một mình trong phòng, N. lại "lồng lộn" đòi gia đình đi gặp "người yêu" mãi Bình Định.
Đặt quá nhiều hy vọng nhưng không đạt được kết quả như mong muốn, sau kỳ thi ĐH, nhiều sĩ tử đã bị rối loạn tâm lý, trầm cảm, thậm chí phát điên. Câu chuyện buồn của mẹ con nữ sinh H. là một trong những trường hợp như thế.
Lê Thị Thùy H. (Phương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) sau đợt thi ĐH vừa qua đã phải điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Theo gia đình kể lại, H. bị mồ côi cha từ sớm, nhà chỉ còn hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Vì thế, mẹ H. rất kỳ vọng vào kết quả thi ĐH của con.
Tuy nhiên, gần đến ngày thi, áp lực quá lớn khiến H. luôn trong tình trạng buồn phiền, dẫn đến kết quả thi không được như mong muốn. Mẹ H. thấy vậy cũng mất ăn mất ngủ ngẩn ngẩn ngơ ngơ, thi thoảng lại cười nói sằng sặc.
Nghĩ rằng mẹ vì mình mà phát bệnh, H. cũng trở nên hoang mang, u uất. Cuối cùng, gia đình phải đưa cả hai mẹ con vào viện chữa trị.
Sau kỳ thi ĐH, bên ngoài Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai luôn chật cứng bệnh nhân. (Nguồn: zing)
Cũng giống như H., Nguyễn Thị N. (Phú Vang, Huế) cũng phát bệnh sau khi nhận được kết quả thi ĐH. Được biết, N. là một học sinh hiền lành, ngoan ngoãn có học lực khá giỏi. Theo nhận định của thầy cô và bạn bè, với sức học của N. đỗ ĐH là điều trong tầm tay. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, N. chỉ nhận được 11 điểm 3 môn. Với số điểm ấy, qua điểm sàn đã là may mắn chứ chưa nói đến đỗ ĐH.
Kể từ ngày nhận được "tin sét đánh, N. bỗng biến đổi tâm tính. Không còn là cô nữ sinh dịu dàng, hiền lành, N. trở nên gắt gỏng, dễ nổi cáu. N cũng không ngại gây gổ với những ai "chẳng may" hỏi về kết quả thi của N.
N. cũng trở nên trầm tính và ít nói hơn hẳn. Không những thế, cô còn đóng kín cửa phòng, thi thoảng lại lảm nhảm cười nói một mình. Có bận, cô còn "lồng lộn" lên đòi đi gặp người yêu mãi tận Bình Định, nhưng người yêu của N. lại là một cô gái đã từng trọ thi cùng N. dịp thi ĐH vừa rồi.
Sau khi thấy những biểu hiện ngày càng trầm trọng của con, bố mẹ N. vội vàng đưa con đến bệnh viện điều trị. Nhưng bác sĩ nhận định, tình trạng bệnh của N. đã diễn biến rất xấu, phải mất thời gian điều trị dài mới mong hồi phục.
Nguyễn Thị N. tại bệnh viện.
Cha mẹ kỳ vọng quá lớn, con phát điên, tự tử
Theo Thạc sĩ Phạm Mạnh Hà, giảng viên khoa tâm lý ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc Gia Hà Nội, stress hay cú sốc xuất phát từ kết quả không đạt được như kỳ vọng, mong muốn của con người. Đó là trạng thái tâm lý không thích nghi với cơ thể.
Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ dễ dẫn đến tâm lý trầm cảm, lo lắng, không kiểm soát được hành vi. Nhẹ thì bị chấn động tâm lý, dễ gây gổ, nổi nóng, phản ứng mạnh mẽ với mọi việc xung quanh, nặng thì có thể dẫn tới hành động tự sát.
"Đối với những trường hợp sĩ tử trở nên u uất, phát điên thậm chí tự tử do trượt ĐH cũng do rất nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đã tạo áp lực cho con.
Coi kết quả thi ĐH của con là đích đến, là niềm tự hào của gia đình thậm chí cả dòng họ rồi cứ chăm chăm ép con học, buộc phải thi trường này hay trường khác theo định hướng của mình mà không xem xét thực lực hay mong muốn của con. Vô tình, chính điều đó đã gây ra áp lực dẫn đến tình trạng xấu của sĩ tử nếu không đạt được kết quả như mong đợi", Thạc sĩ Hà cho hay.
Ngoài ra, theo Thạc sĩ Hà, nguyên nhân dẫn đến những hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ còn nằm ở bản thân của mỗi thí sinh. Nếu bản thân người đó thuộc tuýp nhân cách hài hòa, thoải mái, năng động dễ chịu sẽ khó dẫn đến stress. Người không có sự chuẩn bị kỹ càng, nóng vội, gây hấn… dễ mắc bệnh hơn.
3 bước để vượt qua cú sốc trượt ĐH
"Khi gặp một cú sốc, ta không nên né tránh mà phải đối diện với thách thức, nhận diện nó, dần dần chấp nhận nó, thích nghi với nó và cuối cùng lập kế hoạch để vượt qua nó. Đó là 3 bước tâm lý để vượt qua khủng hoảng", Thạc sĩ Hà nói.
Đối với những sĩ tử vừa trải qua kỳ thi ĐH tức là ở lứa tuổi vị thành niên luôn nhiều khát vọng, chờ đợi vào cuộc sống mới. Bước chân khỏi ngưỡng cửa PTTH, muốn chứng minh mình thành công bằng việc bước vào con đường ĐH. Nhưng khi bị thất vọng thì dễ bồng bột và hành vi mang tính bộc phát.
Lúc này, gia đình phải là người đồng hành và trợ giúp hơn là chỉ trích, phê phán, hoặc quan tâm thái quá khiến sĩ tử càng cảm thấy thất vọng về mình hơn.
"Bố mẹ nên hướng cho con tư duy tích cực: trượt ĐH không phải to tát. Nó chỉ là dấu ấn trong con đường, bước đi sau này. Cũng là cơ hội đánh giá ngành mình thi liệu đáp ứng cho nghề nghiệp của mình sau này không?
Mỗi sĩ tử nhờ đó có thêm một năm xây dựng kế hoạch tương lai cho mình. Lúc đó, có thể chính sĩ tử cũng nhận ra rằng, ĐH không phải là con đường tiến thân duy nhất và có rất nhiều cánh cửa mở ra cho những sĩ tử không có học lực tốt hoặc kém may mắn.
Hiện nay, ngoài ĐH có rất nhiều trường đào tạo nghề uy tín mang lại thu nhập không nhỏ cho giới trẻ. Chẳng hạn như các ngành nghề thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang... đào tạo tại các trường uy tín như Hoalan Studies, FPT...", Thạc sĩ Hà khuyên.
Những hành vi bất thường, giúp phụ huynh nhận diện dấu hiệu tress của con cái
- Tự nhiên hùng hổ, khó bảo, ngang bướng, phản ứng mạnh mẽ
- Đóng kín mình, giảm ăn, ít nói, ít giao tiếp...
- Khí sắc: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mặt trầm buồn, hớn hở một cách bất thường, kém ngủ, mặt ủ rũ, lo âu, bồn chồn, chán chường...
- Cảm xúc: Thất vọng, lo lắng, hay nói những điều không hay, tiêu cực
Với những trường hợp stress nặng phải đưa đến chuyên gia để trợ giúp, dùng những phương pháp tâm lý trị liệu để chữa bệnh. Không nên tự chăm sóc ở nhà bằng dinh dưỡng và quan tâm thái quá. Không có kỹ thuật để giúp con cởi mở.
Theo BĐVN