Sự kiện hot
6 năm trước

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/7

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 1/7 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua dành cho REE với giá mục tiêu 43.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Cơ điện lạnh REE vừa chào mua công khai 21% cổ phần CTCP Cấp nước Khánh Hòa (UPCOM:KHW). REE hiện sở hữu 24,85% cổ phần KHW. Giá chào mua là 27.300VND/cổ phiếu, tương ứng với tổng chi phí đầu tư sẽ vào khoảng 149 tỷ đồng. KHW hiện đang giao dịch tại mức EV/EBITDA 5,2 lần, phù hợp với trung vị của các công ty nước khác đã niêm yết tại Việt Nam là 5,4 lần.

KHW có công suất 113.000 m3/ngày, sẽ giúp công suất nước của REE lên đến 1,4 triệu m3/ngày, cao hơn nhiều so với Sawaco (nhà cung cấp nước lớn nhất tại TP. HCM) với công suất khoảng 1,9 triệu m3/ngày.

Giả định lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 35 tỷ đồng, bằng năm 2018, KHW sẽ mang lại cho REE 16 tỷ đồng/năm nhưng chúng tôi cho rằng KHW có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận lớn trong dài hạn vì công ty này hiện chỉ hoạt động với 44% công suất, nghĩa là vẫn còn công suất để đáp ưng nhu cầu tăng trưởng trong tương lai. Chúng tôi hiện giả định KHW sẽ không mang lại đóng góp nào cho REE trong mô hình định giá nên có thể sẽ điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận nhờ khoản đầu tư này.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho REE với giá mục tiêu 43.900 đồng/CP (tổng mức sinh lời 43,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,7%), trong khi cổ phiếu giao dịch tại mức P/E 2019 dự phóng hấp dẫn là 5,9 lần, lợi suất dòng tiền tự do 15,7% trên cơ sở dự báo của chúng tôi.

Khuyến nghị mua dành cho REE với giá mục tiêu 38.200 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Giá trị hợp lý của cổ phiếu REE được xác định dựa trên phương pháp FCFE. REE hiện đang giao dịch tại mức P/E forward 2019 6x, thấp hơn so với mức bình quân 5 năm của CP này (7x).

Chúng tôi lưu ý những thông tin tích cực về các cơ hội M&A và đầu tư trong thời gian tới có thể tạo rủi ro tăng trưởng thị giá so với giá mục tiêu của chúng tôi.

Ngược lại, kết quả lợi nhuận ổn định trong 2019 và 2020, đồng thời những thông tin tiêu cực về DA Thượng Kon Tum có khả năng giảm độ hấp dẫn của CP này. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với REE, giá mục tiêu 38.200 đồng/CP (upside 19%)

Khuyến nghị mua dành cho KBC với giá mục tiêu 16.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã công bố chia cổ tức tiền mặt đợt 1 cho năm 2018 là 500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 3,5%). Ngày chốt danh sách là ngày 15/07/2019, và ngày thanh toán là ngày 15/08/2019. Cho năm 2018, cổ đông đã thông qua chia cổ tức tiền mặt 10% theo mệnh giá (lợi suất cổ tức 7,0%) sẽ được thanh toán 2 đợt trong quý 2 và quý 3/2019.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho KBC với giá mục tiêu 16.700 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 24,6% bao gồm lợi suất cổ tức 7,0%).

HDG sẽ tiếp tục tăng giá đến mức 36

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) vẫn đang nằm trong xu hướng tăng giá khá mạnh từ ngưỡng đáy 32. Vị thế tăng giá khá mạnh khi thanh khoản cổ phiếu tăng mạnh và vượt xa ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên.

Chỉ báo RSI đang và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá mạnh. Đường giá HDG cũng đã vượt lên dải mây ichimoku tạo vị thế tăng giá trung hạn khá bền vững.

Như vậy, HDG sẽ tiếp tục tăng giá đến ngưỡng kháng cự cũ tại mức giá 36 trước khi hình thành một xu hướng mới.

Khuyến nghị nắm giữ GAS, với giá mục tiêu là 112.900 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Giá MFO cải thiện 8% giúp Tổng công ty Khí Việt Nam (mã GAS) ghi nhận doanh thu quý I/2019 đạt 18.639 tỷ đồng (tăng 3% cùng kỳ) và lợi nhuận ròng 3.029 tỷ đồng (tăng trưởng 16% cùng kỳ). Năm 2019, dự phóng doanh thu đạt 76.114 tỷ đồng (tăng 1% cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 12.166 tỷ đồng (tăng 6% cùng kỳ).

Về trung hạn, dự án đường ống dẫn khí Sao Vàng Đại Nguyệt có thể đóng góp mức tăng lãi ròng 12% trong giai đoạn 2021 - 2022.

Sự thay đổi cơ chế giá khí có khả năng đem lại mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 13% so với dự phóng 2019 của chúng tôi. Theo quy định của Bộ Công Thương, GAS được áp dụng cơ chế giá thị trường (giá bán cao hơn 32%) thay cho cơ chế giá bao tiêu (18% tổng sản lượng, hiện đang cung cấp cho cụm nhà máy EVN GENCO3, PM2.2, PM3) từ 20/03/2019. Chúng tôi cho rằng điều này có thể tăng thêm lợi nhuận ròng khoảng 1.600 tỷ đồng hàng năm cho GAS. Tuy nhiên, Bộ Tài Chính đang cân nhắc việc chuyển lợi nhuận này về Chính Phủ. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp khả quan nhất, khoản lợi nhuận trên vẫn được ghi nhận cho GAS, sau đó, GAS sẽ tăng cổ tức tiền mặt nhằm phân phối lợi nhuận về PVN.

Kế hoạch thoái vốn nhà nước tạm hoãn đến cuối 2020. Chính Phủ dự kiến ưu tiên hoàn thiện chiến lược phát triển ngành khí, sau đó có thể cân nhắc đến kế hoạch thoái vốn GAS từ 95.8% còn 65%.

Định giá Giá trị hợp lý của CP GAS được xác định dựa trên phương pháp EV/EBITDA và P/E. Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong năm nay. GAS hiện đang giao dịch tại mức P/E forward 2019 17x, thấp hơn 6% so với mức bình quân các doanh nghiệp cùng ngành. Chúng tôi duy trì khuyến nghị nắm giữ đối với GAS, giá mục tiêu 112.900 đồng/CP (upside 8%).

Khuyến nghị mua MBB, với giá mục tiêu là 27.500 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Ngân hàng TMCP Quân đội (mã MBB) dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 4.236 tỷ lên 25.840 tỷ đồng (1.691 tỷ đồng cổ tức 8% cổ phiếu và 432 tỷ đồng thông qua 2% ESOP trong quý II/2019). Ngân hàng dự kiến chào bán 10% vốn điều lệ (47 triệu CP quỹ và phát hành riêng lẻ 211 triệu CP) cuối 2019.

Lợi thế chi phí vốn rất thấp hỗ trợ thu nhập lãi. Chúng tôi dự báo lãi suất huy động của MBB chỉ tăng 4 bpts lên 3.52% trong năm 2019 nhờ CASA dẫn đầu từ MB Group và định hướng ngân hàng số. Mặt khác, giá trị gia tăng từ tài chính tiêu dùng, TP doanh nghiệp và lợi suất trái phiếu Chính phủ được cải thiện sẽ tăng NIM từ 4.58% lên 4.72 % vào năm 2019.

Hệ sinh thái MB Group và định hướng bán lẻ hỗ trợ thu nhập ngoài lãi. Ngân hàng số và thay đổi nhận diện thương hiệu giúp phí thanh toán tăng 25% n/n năm 2019. Chúng tôi dự báo lợi nhuận từ mảng Bancassurance tăng trên 40% do mức độ thâm nhập thị trường bảo hiểm nhân thọ thấp.

Thu nhập 2019 ở mức 10.084 tỷ đồng (tăng 30% so với năm trước), dự phóng vượt kế hoạch 9.560 tỷ đồng (tăng trưởng 23%), nhờ lợi thế vốn, thu nhập ngoài lãi tăng trưởng mạnh và chất lượng tài sản tốt.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MBB, với giá mục tiêu 12 tháng là 27.500 đồng/CP, dựa 2 phương pháp so sánh P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI). P/B bình quân 2019: 1.62x.

Khuyến nghị mua ACB, với giá mục tiêu là 33.600 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Kết quả quý I/2019 của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) khẳng định quan điểm của chúng tôi về đỉnh thu nhập năm 2018. Tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng khiêm tốn 5,7% hàng năm chủ yếu do giảm mạnh thu nhập ngoài lãi xuống 32% và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống 3% so với 6,7% trong quý I/2018. Mặc dù ROEA dự báo ở mức 20% năm 2019, chúng tôi lưu ý rằng ACB đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong ngân hàng bán lẻ và số hóa so với các ngân hàng thương mại khác. .

Chúng tôi dự báo tăng trưởng thu nhập lãi vừa phải 17,5% trong năm 2019 so với 22,5% năm 2018: (i) Tăng trưởng tín dụng năm 2019 dự báo ở mức 15.5% thấp hơn 2018; (ii) Tái cấu trúc cơ cấu khách hàng cho vay sẽ cải thiện NIM khiêm tốn chỉ 10 bpts lên 3.68% vào năm 2019 do tốc độ tăng trưởng cho vay bán lẻ chậm hơn (tăng trưởng 19,7% so với khoảng 30% trước năm 2018) và danh mục đầu tư thận trọng. Chúng tôi không cho rằng mảng ngân hàng số hay mạng lưới hiện tại của ngân hàng có thể giúp cải thiện CASA từ mức thấp hiện tại 16%.

Doanh thu dịch vụ tài chính tăng nhẹ. ACB sẽ ra mắt ứng dụng Mobile Banking vào tháng 5 năm 2019, trì hoãn trong nhiều năm so với các ngân hàng khác và chúng tôi không hy vọng rằng ACB dẫn đầu trong ứng dụng trong mảng NH số. Do đó, chúng tôi tin rằng dịch vụ tài chính sẽ tăng trưởng khiêm tốn 17% hàng năm. Bên cạnh đó, ACB chưa có kế hoạch cho Bancassurance độc quyền trong năm nay.

Cổ tức bằng cổ phiếu 30% vốn điều lệ năm 2019 sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3,741 tỷ lên 16,627 tỷ trong năm nay. Ngoại trừ ESOP 15% trong số 41 triệu cổ phiếu quỹ, NH không có kế hoạch bán phần còn lại.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACB, với giá mục tiêu 33.600 đồng/CP, dựa 2 phương pháp so sánh P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI). P/B bình quân 2019: 1.55x

Khuyến nghị mua TCB, với giá mục tiêu là 24.900 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi đánh giá cao Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (mã TCB) vì hệ sinh thái độc đáo, tăng trưởng thu nhập ngoài lãi mạnh mẽ với hiệu quả hoạt động dẫn đầu. Điều này được phản ánh trong ROE bền vững 18% và CIR thấp nhất trong năm 2019-2022.

Tuy nhiên, câu chuyện tăng trưởng đột biến của TCB kể từ IPO đầu năm 2018 không còn và thu nhập dự báo của chúng tôi sau năm 2019 sẽ trở lại mức 16% (tăng 101% và 33% so với năm 2017 và 2018) do dự báo giảm tốc cho vay của khách hàng và loại trừ các khoản đột biến.

Một hệ sinh thái được thiết lập tốt để thu phí 25% hàng năm trong năm 2019 và để duy trì hiệu quả hàng đầu. Chúng tôi cho rằng phí thanh toán sẽ tăng 20% do Ngân hàng Bán lẻ (PFS). Phí tư vấn và môi giới trái phiếu được dự báo sẽ tăng 30% nhờ định hướng của Chính phủ cho thị trường trái phiếu và vị thế dẫn đầu của TCBS.

Chúng tôi tin rằng doanh thu Bancassurance đạt tốc độ tăng trưởng kép 40% giai đoạn 2019-2023 do tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thâm nhập Bancassurance thấp. Chúng tôi cũng đánh giá cao TCB về hiệu suất hoạt động IPS trong 4 năm qua và do đó, dự báo giảm CIR xuống còn 31%.

Tăng trưởng trở lại bình thường do loại trừ thu nhập đột biến và tín dụng chững lại. Sau khi loại trừ thu nhập một lần, dự báo tăng trưởng thu nhập hoạt động năm 2019 sẽ chậm lại ở mức 20% n/n. Hơn nữa, chúng tôi tin rằng triển vọng tín dụng và bất động sản kém khả quan hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi còn 16.5% so với 25% trong năm 2018.

NIM sẽ ổn định ở mức 4.06% do tăng chi phí huy động, cạnh tranh bán lẻ và ít phụ thuộc vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. NPL được dự kiến ở mức 1,9% trong năm 2019, cao hơn 1.8% trong năm 2018 do các khó khăn cho việc thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản vay thế chấp.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TCB, với giá mục tiêu 12 tháng là 24.900 đồng/CP, dựa 2 phương pháp so sánh P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI). P/B bình quân 2019: 1.42x

Khuyến nghị nắm giữ VCB, với giá mục tiêu là 66.800 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã VCB) khiêm tốn trong năm 2019 ở mức 14,4% so với năm ngoái và ROEA thấp hơn ở 23%. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng dài hạn của VCB nhờ tỷ lệ LDR hiện tại thấp và khẩu vị rủi ro thận trọng giúp duy trì lợi nhuận trong 5 năm tới. Tuy nhiên, VCB đang được đính giá cao so với các NH trong khu vực.

Tăng trưởng thu nhập kép thuộc top đầu. Chúng tôi dự báo NIM sẽ hoàn toàn tăng mạnh lên 3.0% vào năm 2019 từ 2,79% vào năm 2018 nhờ tập trung cho vay bán lẻ (trung bình 45% yoy trong 5 năm qua), chi phí vốn thấp từ lợi thế tiền gửi đặc thù và CASA cao ở mức 29 % trong 5 năm tới.

Cơ sở tài sản bền vững nhất để xin nới tín dụng và áp dụng thành công Basel II. Sau khi phát hành chiến lược 3% vào đầu năm 2019, 7% còn lại cho GIC sẽ hỗ trợ cho VCB áp dụng Basel II vào năm 2020. NPL được kiểm soát ở mức thấp hơn 1.0% trong năm 2019 trong khi lợi nhuận ròng tiếp tục tăng lên khoảng 170%, cao nhất trong hệ thống. VCB cũng có rất nhiều cơ hội để phát hành nợ thứ cấp để tuân thủ Basel II.

Ngân hàng top đầu xứng đáng được định giá cao hơn. VCB luôn đạt tốc độ tăng trưởng thu nhập dịch vụ 22% n/n kể từ năm 2016 dù chưa triển khai mảng Bancassurance. Hơn nữa, ngân hàng có LDR thấp nhất ở mức 75%. Phương pháp thu nhập còn lại không thể phản ánh tiềm năng dài hạn của VCB khi chúng tôi dự tính một cách thận trọng thu nhập dựa trên lịch sử. Do đó, chúng tôi đã chọn bội số định giá của các ngân hàng hàng đầu ở các quốc gia tương tự để đạt P / B là 3.0 lần và không bao gồm RI trong định giá của chúng tôi.

Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VCB, với giá mục tiêu 12 tháng là 66.800 đồng/CP dựa trên phương pháp so sánh P/B. P/B bình quân 2019: 3.1x

Khuyến nghị nắm giữ POW, với giá mục tiêu là 15.900 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (mã POW) công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 đạt 879 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 30% cùng kỳ, chủ yếu nhờ không phát sinh lỗ tỷ giá chưa thực hiện (quý I/2018 đạt 124 tỷ đồng).

Năm 2019, dự phóng doanh thu đạt 34.128 tỷ đồng (tăng 4% cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 2.670 tỷ đồng (tăng 39% cùng kỳ). 9 tháng cuối 2019, dự phóng lợi nhuận ròng đạt 1.791 tỷ đồng (tăng 44% cùng kỳ) dựa trên

(i) sản lượng điện ước tăng 5% cùng kỳ trong đó sản lượng huy động từ nhóm nhiệt điện tăng bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng của nhóm thủy điện;

(ii) nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1&2 hết khấu hao; (iii) CP lãi vay giảm 30% theo dư nợ giảm dần.

Năm 2020, dự phóng doanh thu đạt 35.496 tỷ đồng (+4% cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 2.548 tỷ đồng (-5% cùng kỳ). Yếu tố tích cực từ việc nhà máy NT1 hết khấu hao từ giữa 2020 (ước giảm chi phí 584 tỷ đồng/năm) và CP lãi vay giảm 34% cùng kỳ góp phần giảm nhẹ tác động tiêu cực từ Cà Mau 1&2.

Từ cuối 2019, ước 40% sản lượng khí cho cụm Cà Mau sẽ được cung cấp từ Petronas theo Thỏa thuận khung mua bán khí bổ sung cho tổ hợp Khí – Điện – Đạm Cà Mau với cơ chế giá 90% MFO (so với hiện tại 46% MFO) , đồng thời nhiều khả năng nhà máy Cà Mau sẽ tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Giả định tỷ lệ Qc/Qm ~ 80%/20% tương tự các nhà máy nhiệt điện hiện nay, lợi nhuận của Cà Mau 1&2 dự kiến giảm gần 520 tỷ đồng.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị nắm giữ đối với POW, giá mục tiêu 15.900 đồng/CP (upside 7%).

Khuyến nghị nắm giữ POW, với giá mục tiêu là 15.900 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2) công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm 24% cùng kỳ, do sản lượng điện sản xuất và biên lợi nhuận gộp giảm.

Năm 2019, NT2 dự phóng doanh thu đạt 8.170 tỷ đồng (+7% cùng kỳ, vượt 9% kế hoạch) và lợi nhuận ròng đạt 740 tỷ đồng (- 5% cùng kỳ, đạt kế hoạch năm). Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính có khả năng cải thiện tốt trong 9 tháng cuối 2019, chúng tôi dự phóng lợi nhuận ròng đạt 562 tỷ đồng (+3% cùng kỳ) khi không phát sinh các khoản bất thường như cùng kỳ 2018 (lãi tỷ giá chưa thực hiện 78 tỷ đồng, hoàn nhập dự phòng phải trả dài hạn 28 tỷ đồng). Sản lượng điện 9 tháng cuối 2019 ước cải thiện 14% cùng kỳ với nguồn cung khí nhiều hơn và không có sự cố trong hệ thống truyền tải khí.

Chúng tôi kết hợp phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM) và phương pháp P/E để xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu NT2. Cổ phiếuP NT2 đang được giao dịch với mức P/E forward 2019 11 lần, tương đương với bình quân nhóm công ty cùng ngành.

Vì vậy, chúng tôi duy trì khuyến nghị nắm giữ đối với NT2, giá mục tiêu 30.400 đồng/CP, upside 13%

Khuyến nghị nắm giữ dài hạn FPT

CTCK MB (MBS)

Cập nhập 5 tháng 2019 của CTCP FPT (mã FPT) với lợi nhuận đạt 1.700 tỷ, tăng trưởng 22%. Mảng software outsourcing duy trì tăng trưởng tốt với chuyển đổi số là tiên phong. Hiện tại chuyển đổi số đã tăng tỷ trọng doanh thu lên 30% so với 20% năm 2018. Mục tiêu đạt tỉ trọng 50% sau 3 năm. Mảng này có lợi nhuận tốt hơn nên PBT margin dự kiến sẽ tiệm cận 20% so với 15.6% năm 2018.

Chuyển đổi số bao gồm: 37% - lập trình app điện thoại, 27% - dữ liệu đám mây, khai thác bigdata, và AI chat box. Quy mô mảng chuyển đổi số trên thế giới ở mức 1,000 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng doanh thu dịch vụ IT. Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 17%/năm. FPT lấy được thị phần của Trung Quốc tại Nhật và Mỹ nên tốc độ tăng trưởng đạt 38% (loại trừ intellinet đạt 31% - 32%).

Tháng 7 sẽ tổ chức AM cho phân tích các bên đi Láng Hòa Lạc và công bố thông tin hợp tác với Airbus đã có tiến triển tốt (ký MoU từ 2017).

Nhân sự mảng outsourcing đạt 16,000 nhân sự, tăng từ 13,500 nhân sự đầu năm. Là một thông tin rất tích cực vì tháng 9 mới là mùa tuyển dụng. Mục tiêu tăng trưởng nhân sự đạt 20% năm 2019, năm 2018 đạt 17%. Chi phí lương tăng lên 8 – 10%, so với mức trung bình 4%/năm của hai năm trước.

Dựa trên phương pháp so sánh, chúng tôi định giá FPT ở mức 56.000đ/cp với P/E ở mức 12 lần. Chúng tôi bổ sung thêm phương pháp định giá từng phần với giá trị của FPT ở mức 54,700đ/cp. Kết hợp 2 phương pháp, giá mục tiêu cho FPT đạt 55.400đ/cp (upside 24.1%). Mọi thông tin cho cổ phiếu đều tích cực và tầm nhìn triển vọng, sẽ là điểm cộng để nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn.

Khuyến nghị mua NNC, với giá mục tiêu là 69.100 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Ngành đá xây dựng với triển vọng tiêu thụ tang trưởng mạnh trong các năm tới do nhu cầu đến từ hàng loạt dự án xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng.

Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ (mã NNC) là đơn vị có năng lực sản xuất tốt, đạt 2.000.000 m3 đá/năm, với hai mỏ đá là Núi Nhỏ và Tân Lập với tổng trữ lượng hơn 20 triệu m3 đá nguyên khối. So sánh với các đơn vị cùng ngành nghề trên địa bàn Đông Nam Bộ, NNC có lợi thế về vị trí với mỏ đá Núi nhỏ tại Bình Dương gần đường Quốc lộ, do vậy NNC có lợi thế về giá thành và giá bán so với các đơn vị trong khu vực.

Mặt khác, chi phí khai thác thấp, công ty luôn duy trì được biên lợi nhuận gộp trên 45% trong nhiều năm.

NNC có mặt đều khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ, chiếm khoảng 20% thị phần trong địa bàn.

Một số thông tin khác như lợi suất cổ tức tiền mặt cao, trên 11%, dựa trên kế hoạch sẽ trả cổ tức tiền mặt ít nhất 72% lợi nhuận sau thuế của công ty (tương đương khoảng 5.500 VND/ cp); NNC không có nợ vay, do vậy sức khỏe tài chính của NNC ở mức an toàn.

Tuy nhiên, Công ty gặp một số khó khăn liên quan đến vấn đề ô nhiễm và môi trường, vì vậy giấy phép khai thác tại mỏ đá Núi Nhỏ tại Bình Dương hiện chỉ được cấp phép từng năm một. Chúng tôi đánh giá với việc nhu cầu tại Bình Dương vẫn duy trì ở mức cao, NNC vẫn sẽ tiếp tục được cấp phép khai thác tại mỏ đá Núi Nhỏ.

Rủi ro thanh khoản của cổ phiếu và quy mô công ty nhỏ.

Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu NNC với giá mục tiêu 69.100 đồng (tăng 29%) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, với WACC là 11%.

Khuyến nghị mua DHA, với giá mục tiêu là 43.800 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Ngành đá xây dựng với triển vọng tiêu thụ tang trưởng mạnh trong các năm tới do nhu cầu đến từ hàng loạt dự án xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng.

Các mỏ của Công ty Cổ phần Hóa An (mã DHA) tại Đồng Nai (Thạch Phú 2, Tân Cang 3) và Bình Phước (Núi Gió) có trữ lượng tốt, công suất khai thác khoảng 1.700.000 m3/ năm và thời hạn tới khoảng 2024-2026.

Mỏ đá Tân Cang 3 nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm cho dự án sân bay Long Thành, cũng như là các dự án hạ tầng khác đi kèm.

Lợi suất cổ tức tiền mặt và hoạt động kinh doanh ổn định, DHA không có nợ vay, do vậy sức khỏe tài chính của DHA ở mức an toàn.

Rủi ro chính: Các rủi ro liên quan đến vấn đề ô nhiễm và môi trường, các DN khai thác đá có rủi ro liên quan tới việc xin phép tiếp tục khai thác với nhà nước / chính quyền địa phương không được thông qua, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro thanh khoản của cổ phiếu và quy mô công ty nhỏ.

Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu DHA với giá mục tiêu 43.800 đồng (tăng 22%) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, với WACC là 12%.

T.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: