Sự kiện hot
5 năm trước

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/6

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/6 của các công ty chứng khoán.

Cân nhắc chốt lại PDR tại vùng kháng cự 29-30

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu PDR của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang hình thành nhịp hồi phục sau khi chạm lại ngưỡng đáy ngắn hạn 22.5. Thanh khoản cổ phiếu hiện vẫn nằm dưới ngưỡng trung bình 20 phiên và ở mức yếu.

Chỉ báo MACD vẫn đang cho thấy dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực trong khi chỉ báo RSI đang cho thấy nhịp hồi phục sau khi chạm kênh Bollinger dưới.

Đường giá cổ phiếu cũng đã quay lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh quanh vùng giá 24-25 và có thể cân nhắc chốt lãi tại vùng kháng cự 29-30 trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 23.0.

Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 129.000 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MWG của CTCP Thế giới di động với giá mục tiêu 129.000 đồng trên cơ sở:

(i) tăng trưởng ổn định của ngành hàng điện tử, điện lạnh,

(ii) quá trình cải thiện biên lợi nhuận gộp chuỗi Bách hóa xanh nhanh hơn so với dự báo của chúng tôi nhờ việc đẩy mạnh tỷ trọng hàng tươi sống và tăng chiết khấu mua hàng với quy mô thu mua lớn,

(iii) kết quả kinh doanh đồng hồ vẫn tăng trưởng khá bất chấp rào cản từ mùa dịch Covid-19, với 6 tháng năm 2020 ước đạt 423.000 chiếc đồng hồ được bán ra, tương ứng doanh thu 650 tỷ đồng, tăng 350% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khuyến nghị tích cực dành cho ACB với giá mục tiêu 29.600 đồng/CP

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đóng cửa ở mức 24.000 đồng/ cổ phiếu vào ngày 16/06/2020, giao dịch tại mức P/B FY20 là 1,16 lần và mức PER FY20 là 6,4 lần so với mức ROA FY20F là 1,6% và ROE FY20F là 20%.

Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 1 năm là 29.600 đồng/cp (lợi nhuận kỳ vọng 24,4%), định giá cổ phiếu tại mức P/B hợp lý là 1,4 lần.

Chúng tôi giữ quan điểm rằng ACB là một trong những ngân hàng có chiến lược kinh doanh thận trọng nhất ở Việt Nam và sở hữu mô hình ngân hàng bán lẻ thế chấp tốt nhất hiện nay (90% khoản vay được bảo đảm).

Chúng tôi cũng cho rằng ACB ở vị thế cạnh tranh tốt để có kết quả kinh doanh vượt các ngân hàng niêm yết, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhờ những lợi thế cạnh tranh:

1) Tỷ trọng cho vay cá nhân và hộ gia đình lớn (hỗ trợ NIM, tối ưu hóa phân tán rủi ro, kiềm chế hình thành nợ xấu mới), 2) Khẩu vị rủi ro thấp (ít tiếp xúc với ngành dễ tổn thương như xây dựng, BĐS, du lịch – khách sạn và vận tải), 3) Bảng cân đối kế toán mạnh, và 4) Quản lý rủi ro xuất sắc.

Dù triển vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh năm 2020 có thể thấp, chúng dự báo kết quả kinh doanh của ACB trong 2021 sẽ phục hồi tốt.

Việc niêm yết trên sàn HOSE có thể sẽ là yếu tố thay đổi cục diện đối với ACB, hỗ trợ tâm lý tích cực cho cổ phiếu trong năm nay. ACB có khả năng được thêm vào các chỉ số ETF sau 6 tháng giao dịch trên sàn HoSE.

Hơn nữa, thương vụ hợp tác banca độc quyền dự kiến diễn ra trong năm nay sẽ tạo ra một khoản thu nhập bất thường và dòng thu nhập định kỳ ổn định trong tương lai. Đồng thời, việc thoái vốn khỏi ACBS sẽ là nhân tố hỗ khác trợ giá cổ phiếu ACB.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: