Sự kiện hot
4 năm trước

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 31/8

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 31/8 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 16.524 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2021-2022 với CAGR = 21% nhờ vào các dự án lớn giải quyết xong vấn đề pháp lý để bàn giao (1) 62ha Nam Sơn Hạp Lĩnh và (2) mở bán 4-5ha Khu đô thị Phúc Ninh.

Sở hữu quỹ đất sạch sẵn sàng cho thuê khoảng 422ha giúp KBC duy trì tăng trưởng trong 3-4 năm tới, ngoài ra các khu công nghiệp tại các vị trí thuận lợi thu hút các nhà đầu tư: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Long An.

BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt là 2,570 tỷ đồng (-20% yoy) và 680 tỷ đồng (-21% yoy), tương đương EPS pha loãng 2020 = 1,825 đồng/cp, P/E fwd = 7.4x.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 16.524 đồng/cp, +23% so với giá đóng cửa ngày 18/08/2020 (giảm 3.8% so với giá mục tiêu cũ, do điều chỉnh cập nhật các dự án) dựa trên phương pháp RNAV với WACC = 11% và chiết khấu 10% rủi ro về sự chậm trễ trong các vấn đề pháp lý.

Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 13.500 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

BSC duy trì khuyến nghị theo dõivà cho rằng mức giá trị hợp lý thấp nhất của PVD sẽ nằm ở mức 13.500 đồng/cp, tương ứng với mức P/B định giá là 0.4 lần, giảm 28% so với báo cáo gần nhất do ảnh hưởng dịch Covid-19.

BSC cho rằng mức giá hiện tại tương đối an toàn để đầu tư do (1) Giá dầu đã giảm về vùng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, (2) Chúng tôi sử dụng phương pháp RNAV giả định trong trường hợp xấu nhất thanh lý tài sản (chủ yếu là giàn khoan), giá trị sổ sách tài sản cố định sẽ áp dụng mức chiết khấu 60%.

Mục tiêu chốt lãi của VPB nằm tại xung quanh giá 25

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu VPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn, giữ vững sắc xanh sau chuỗi 2 phiên tăng điểm liên tiếp. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây duy trì giá trị ổn định.

Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.

Phiên cuối tuần 28/8, chỉ báo xu hướng MACD nằm trên đường tín hiệu; đồng thời, chỉ báo động lượng RSI nằm trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua, nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VPB nằm tại khu vực 22.9. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 25.0, cắt lỗ nếu ngưỡng 22.2 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 1,3% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB). Mức điều chỉnh tăng giá mục tiêu của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) mức tăng 3% trong dự báo tổng thu nhập ròng 2020-2024 so với dự báo của chúng tôi và phần nào bù trừ bởi (2) giả định của chúng tôi rằng MBB sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong kỳ dự báo so với dự báo 500 đồng/CP mỗi năm trước đây.

Tỷ lệ các khoản vay tái cơ cấu nằm trong nhóm thấp trong số các ngân hàng chúng tôi theo dõi là 2,3% tính đến hết 6 tháng 2020.

Chúng tôi duy trì kỳ vọng rằng các khoản vay tái cơ cấu sẽ không quá 5% dự phóng 2020 khoản vay hợp nhất 2020. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ xóa nợ sẽ đạt định trong nam 2021 ở mức 2% khoản vay gộp.

Chúng tôi nâng dự phóng thu nhập ròng 2020 thêm 7% lên 7,6 nghìn tỷ đồng (-6% YoY) do (1) mức tăng 3% trong lợi nhuận trước dự phòng và (2) mức giảm 2% trong phí dự phòng.

Chúng tôi duy trì quan điểm rằng sẽ là thách thức để MBB có thể duy trì NIM trong năm 2020 – trong bối cảnh mức cơ sở cao của năm 2019 – khi giảm lãi suất cho vay, giảm tỷ trọng cho vay bán lẻ tại ngân hàng mẹ và ban lãnh đạo điều chỉnh cơ cấu cho vay của MCredit (mảng tài chính tiêu dùng) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi suất IEA (tài sản sinh lãi). Giấy tờ có giá tăng nhanh cũng bù trừ cho xu hướng giảm của chi phí huy động đến từ mức giảm trần lãi suất huy động, theo quan điểm của chúng tôi.

Chúng tôi cho rằng định giá hiện tại của MBB – hiện đang ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân có tỷ lệ CAR tương đồng – là hấp dẫn với P/B 2020 đạt 0,9 lần khi ngân hàng có tỷ lệ vốn dự phòng quy định đủ để tận dụng cơ hội tăng trưởng. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B dự phóng cho năm 2020 là 1,1 lần.

Rủi ro: Tỷ lệ CASA có khả năng giảm và rủi ro thực hiện tại MCredit; không thể kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng; dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến nợ xấu cao hơn.

Khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 35.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Vincom Retail (VRE) trong khi tăng giá mục tiêu thêm 6% lên 35.000 đồng/CP chủ yếu do cập nhật mô hình định giá cho mảng cho thuê của VRE từ năm 2020 sang giữa năm 2021, bù đắp cho tác động tiêu cực của các mức giảm 18%/7%/0% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020/21/22.

Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 thêm 18% còn 2,1 nghìn tỷ đồng (- 27% YoY) khi kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi trong bối cảnh dịch COVID-19 dẫn đến việc trì hoãn triển khai dự án trung tâm thương mại (TTTM) mới.

Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 thêm 7% còn 3 nghìn tỷ đồng (+42% YoY) chủ yếu do việc trì hoãn thời gian triển khai các TTTM mới và tương ứng đóng góp lợi nhuận chậm hơn từ các TTTM này.

Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng VRE sẽ ghi nhận lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp năm 2020, đến từ kỳ vọng của chúng tôi cho rằng nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ dần phục hồi vào các dịp lễ cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Chúng tôi duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2019-2022 của diện tích sàn bán lẻ (GFA) của VRE ở mức 13% khi kỳ vọng VRE sẽ thực hiện trở lại các kế hoạch mở TTTM mới trong năm 2021 sau khi trì hoãn triển khai nhiều TTTM mới trong năm 2020.

Định giá của VRE tỏ ra hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2021 là 20,6 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) so với P/E dự phóng năm 2021 của các công ty cùng ngành là 22,1 lần (dựa theo Bloomberg).

Rủi ro: cạnh tranh từ mảng thương mại điện từ (e-commerce) trong dài hạn, khả năng giãn cách xã hội toàn quốc nếu dịch COVID-19 gia tăng.

Khuyến nghị kém khả quan dành cho cổ phiếu BSR

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giảm giá mục tiêu cho CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) thêm khoảng 2% khi chúng tôi dự báo khoản lỗ ròng cao hơn trong năm 2020 so với dự kiến trước đây trong bối cảnh chúng tôi giả định làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 hiện tại sẽ khiến đà phục hồi của biên xăng dầu chững lại trong 6 tháng cuối năm 2020. Trong khi đó, chúng tôi gần như giữ nguyên dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2021-2029.

Chúng tôi cũng hạ khuyến nghị từ phù hợp thị trường còn kém khả quan khi giá cổ phiếu của BSR đã tăng 6,5% trong vòng 3 tháng qua.

Chúng tôi dự báo BSR sẽ ghi nhận khoản lỗ ròng trị giá 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 so với mức 1,4 nghìn tỷ đồng như dự báo trước đây, do triển vọng phục hồi thấp hơn cho biên xăng dầu (giá sản phẩm trừ giá dầu thô đầu vào) của tất cả các sản phẩm trong 6 tháng cuối năm 2020.

Tuy nhiên, chúng tôi duy trì triển vọng phục hồi từ năm 2021 trở đi với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, đến từ sự phục hồi của biên xăng/dầu nhiên liệu máy bay/dầu diesel và tăng trưởng sản lượng bán 20% sau giai đoạn bảo trì định kỳ.

Chúng tôi cũng cho rằng BSR có thể thực hiện trở lại việc thanh toán cổ tức tiền mặt trong năm 2021 ở mức giá 300 đồng/CP (lợi suất 4,5%) sau giai đoạn không chia cổ tức tiền mặt trong năm 2019 và 2020.

Chúng tôi cho rằng định giá của BSR là khá hấp dẫn tại EV/EBITDA dự phóng năm 2020/2021 là 31,8/3,5 lần.

Yếu tố hỗ trợ: biên xăng dầu phục hồi mạnh hơn dự kiến trong quý 4/2020. * Rủi ro: lỗ lũy kế kéo dài ghi nhận trong báo cáo tài chính trì hoãn quá trình niêm yết trên sàn HNX; biên dầu diesel thấp hơn dự kiến.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: