Sống thử vốn là xu hướng không mới nhưng tại sao khi ai đó công khai, xu hướng này lại gặp phải sự phản đối dữ dội? Phải chăng sự nên và không nên của sống thử, những hệ quả của nó quá khủng khiếp?
Sống thử vốn là xu hướng không mới nhưng tại sao khi ai đó công khai, xu hướng này lại gặp phải sự phản đối dữ dội? Phải chăng sự nên và không nên của sống thử, những hệ quả của nó quá khủng khiếp?
Biết thế… sống thử!
Bị gọi là “dậy thì muộn”, mãi đến năm cuối cùng đại học, chị Thanh Mai, 34 tuổi, (Hà Tĩnh) mới biết thế nào là tình yêu. Sinh ra trong một gia đình gia giáo, chị cũng nặng nề chuyện trinh tiết.
Thế nhưng, sau 1 năm yêu nhau, chị và người yêu đã không thể giữ nổi mình trước sự cám dỗ ngọt ngào trái cấm. Chị Mai tâm nguyện, đó sẽ là người chồng của mình. Rất may cho chị là cuối cùng, họ cũng nên vợ nên chồng sau 3 năm yêu nhau.Vì cả hai đều là người đầu tiên, đều là người “khai sáng” cho nhau nên với anh chị, những trục trặc ban đầu, những kiến thức giới tính bí hiểm cứ thế cả hai cùng nhau mò mẫm, học hỏi dần dần. Từ khi yêu cho đến lúc cưới, anh chị cứ đều đều tuần gặp nhau 1 lần.
Ảnh minh họa
Theo chị Mai, phải đến sau khi sinh đứa con thứ nhất, chị mới biết được đâu là điểm G, tư thế nào giúp chị dễ dàng lên đỉnh, anh hay chị cần gì ở nhau trong mỗi lần gần gũi. Nhưng đó cũng là lúc chị nhận ra, nhu cầu của chị cao hơn rất nhiều so với ông xã. Sự háo hức, phấn khích, năng lượng yêu của chị dồi dào hơn. Trong khi ông xã có cũng được, không có cũng xong. Có tháng, vì bận bịu công việc, anh bỏ quên luôn chuyện ấy. Chị có nhắc anh cũng ậm ừ, quay lưng ra ngủ. Có khi, hẹn hò nhau từ sáng, nhưng đêm về anh vẫn hồn nhiên ngủ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Chị tâm sự: “Nếu ngày xưa hiểu biết về tầm quan trọng của sex, có can đảm sống thử, chắc sẽ không lựa chọn như thế này…”
Hoàn cảnh tương tự chị Mai, là anh Quốc Thắng (Hà Nam). Yêu nhau 5 năm, lấy vợ khi cả hai đều cảm thấy chín muồi và cũng đã nếm trái cấm trước đó, nhưng anh tá hỏa nhận ra sau khi sinh đứa con đầu tiên, vợ anh tỏ ra uể oải hẳn với chuyện ấy. Nếu không ngủ quên thì cũng càu nhàu trong khi gần gũi, sợ dính bầu, sợ mất vệ sinh. Nói anh vô tình cũng không đúng vì cuộc yêu nào anh cũng có đủ năng lực để giữ trên 30 phút lâm trận, đủ dạo đầu, đủ thời gian hẹn hò, thôi thúc và cả cảm ơn vợ sau những lần thăng hoa; Nói anh bỏ bê việc gia đình để vợ quá mệt mỏi cũng không đúng, vì ngày nào anh cũng về sớm, nấu ăn, giặt giũ giúp vợ, kể cả khi có mẹ vợ đến chơi.
Cho đến khi anh phát cáu vì vợ, anh mới lang thang tìm hiểu trên mạng. Đúng lúc đó anh phát hiện, vợ mình không có những biểu hiện của lên đỉnh! Anh lần mò, dò hỏi, và chị cũng xác nhận chị chỉ có cảm giác thích thích ban đầu, còn sau đó, không có cảm giác gì nữa, không có các cơn co cơ, không có cảm giác căng cứng khi gần lên đỉnh và cảm giác rã rời sau đó… Tất cả đều đều như một buổi tập thể dục mệt mỏi khác… nên chị không có cảm giác hứng thú.
Trong khi anh Thắng lại là một người có năng lực và coi trọng chuyện ấy trong cuộc sống vợ chồng thì phát hiện này như một quả đấm dội vào tim. Anh không muốn làm phiền vợ, nhưng anh cũng không thể sống thiếu sex. Anh giận mình vì đã quá “ngoan” khi chỉ yêu và cưới đúng một người; rằng anh là người sống thiếu thực tế để bây giờ vợ chồng lệch pha mà anh không thể làm gì hơn nữa. Anh tâm sự: “Giá ngày ấy, tôi sống thử…”
Nhưng sống thử có phải là giải pháp hay?
Việt Nam đã từng có 1 nghiên cứu về xu hướng sống thử trong giới trẻ vì dù không công khai với gia đình, nhưng hiện nay có không ít các đôi yêu nhau, từ khi còn là sinh viên hoặc đã ra trường, chọn giải pháp sống thử. Một lý do nghe có vẻ hợp lý nhất, đó là sống thử chính là điều kiện tuyệt với nhất để hiểu nhau, cả về tính cách, cả về trải nghiệm độ hòa hợp tình dục.
Nhưng…nghiên cứu này chỉ ra rằng, những đôi sống thử sau đó li hôn cao hơn những đôi không sống thử! Qua kênh tư vấn Linh Tâm, các đôi sống thử cũng cãi vã, cũng bạo lực, và cũng chia tay nhau rất nhanh. Theo nhà tư vấn Võ Thanh Giang, trung tâm tư vấn Linh Tâm: “Sống thử là cuộc sống như vợ chồng với đầy đủ các hoạt động tình cảm, tình dục nhưng trên danh nghĩa người yêu. Mà danh nghĩa này bạn không thể đòi hỏi đối tác phải có trách nhiệm, có sự ràng buộc như người vợ, người chồng trong khi thực tế bạn cần điều đó. Bạn trai cần bạn gái cơm nước, giặt giũ, cung phụng tình dục như người vợ. Bạn gái cần sự hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ công việc gia đình… từ phía bạn trai. Trong khi cả hai thường thiếu trách nhiệm, thông cảm, chia sẻ với nhau. Ràng buộc bằng tình yêu thực tế là rất mỏng manh. Còn trong mối quan hệ vợ chồng, bạn phải hi sinh, chấp nhận, chịu đựng…”
Chính vì thế, nhiều đôi sống thử nhưng khi gặp khó khăn, cãi vã, họ sẵn sàng đường ai nấy đi. Chị Giang chia sẻ: “Nếu ai đó nói rằng, sống thử để tìm sự hòa hợp tình dục, để hiểu nhau hơn thì tôi cho rằng, đó là ngụy biện. Quy luật của tình yêu là nhàm chán, cho dù bạn có hòa hợp đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ nhàm chán. Còn nếu để hiểu nhau, có nhiều cách, không nhất thiết phải sống thử, mới hiểu về người yêu của mình”.
Sống thử bất lợi cho bạn gái: Chuyện rõ như ban ngày
Ở xã hội Á đông, sống thử hoàn toàn bất lợi cho các cô gái. Nếu việc góp gạo thổi cơm chung thất bại, quá khứ đó sẽ là rào cản cho tương lai. Trong khi đàn ông, dù có quá khứ bất hảo, dù đã 1 đời vợ, vẫn có thể lập gia đình dễ hơn. Nếu kết thúc tốt đẹp hơn, thì việc cô gái đã từng dám sống thử với người yêu, nay là người chồng, họ cũng sẽ không nhận được sự kính trọng từ phía nhà trai.Đấy là chưa kể, sống thử, đàn ông sướng đủ đường.
Họ được người yêu phục vụ, hầu hạ từ cơm ăn nước uống cho tới tình dục. Trong khi con gái, khi yêu thường hết lòng hết dạ với người yêu, chiều chuộng, hi sinh… thậm chí đối mặt với nguy cơ có thai ngoài ý muốn.Và khi sức chịu đựng đã hết, mâu thuẫn sẽ nảy sinh, sống thử sẽ là gánh nặng cho cả hai.
Theo VTC News